Đen thì gần mực, đỏ gần son, Học lấy cho hay, con hỡi con! Cái bút, cái nghiên là của quý, Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon! Vàng mua chứa để, vàng hay hết, Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn. Nhờ Phật một mai nên đấng cả1, Bõ công cha mẹ mới là khôn. Câu 1 (0.75 điểm) : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (0.75 điểm) : Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: Cái bút, cái nghiên là của quý, Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon! Câu 3 (1.0 điểm) : Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung của hai câu thơ: “Vàng mua chứa để, vàng hay hết Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.” cứu

2 câu trả lời

Câu `1.` 

`-` Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận.

Câu `2.` 

`-` Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu trơ trên là biện pháp nghệ thuật điệp ngữ (từ "cái", "câu") và liệt kê (cái bút, cái nghiên, câu kinh, câu sử).

Câu `3.`

`-` Hai câu thơ trên có ý nghĩa rằng: Vàng chúng ta mua, chứa để lâu rồi cũng sẽ hết. Nhưng kiến thức, chữ nghĩa mà ta đã được học thì vẫn sẽ mãi tồn tại trong tâm trí, đầu óc ta, không thể mất đi. Từ đó, hai câu thơ khuyên nhủ con người phải biết trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi để thành người tài, có vốn hành trang rộng lớn để tiến bước vào đời.

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ ( cái, câu )

Câu 3:

- Nội dung: Vàng thì có thể hết nhưng kiến thức thì sẽ không bao giờ mất đi

Câu hỏi trong lớp Xem thêm