Đề: Viết bài văn kể về một lần mắc lỗi của em, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận miêu tả nội tâm, hình thức đối thoại, độc thoại -Em cần mấy anh chị chuyên văn hoặc những người có uy tín ạạ! -Không chép mạng nhé EM XIN CẢM ƠN

1 câu trả lời

Tôi vốn là một cậu bé khá nghịch ngợm. Tuổi thơ tôi cũng mắc khá nhiều lỗi nhưng một lần mắc lỗi của tôi khiến tôi phải xấu hổ, từ đó tôi nhận thấy cái giá phải trả cho sự gian lận trong học tập, thi cử và tôi đã lưu cái kỉ niệm buồn đó cho đến tận bây giờ.

Đó là một lần mắc lỗi trong học tập, mặc dù lỗi lầm đó mang đến cho tôi một điểm 10 môn Toán nhưng cũng giúp tôi nhận ra sai lầm của mình. Hôm đó, lớp tôi đang truyền miệng về một bộ phim sắp ra mắt khán giả truyền hình vào 9h tối. Về đến nhà, tôi nhanh chân chiếm luôn cái nhà tắm để tắm giặt thay quần áo. Ăn tối no nê xông, chưa kịp nghỉ ngơi, tôi đã lao vào cái tivi chờ đến giờ phát sóng bộ phim được cho là rất “ăn khách”. Do mải xem phim quá, trong đầu tôi đã quên hết cả việc học tập, quên luôn bài kiểm tra một tiết mà cô giáo đã dặn từ tiết trước. Xem xong bộ phim thì cũng là lúc mắt tôi díp lại và tôi đã ngủ luôn lúc nào trên ghế không biết. Chỉ biết lúc tỉnh dậy do có tiếng của mẹ gọi tôi dậy ăn sáng thì tôi đang nằm ấm áp trong chăn. Chắc đêm hôm qua bố đã bế tôi về giường ngủ.

Sáng hôm sau, tôi đến lớp thấy các bạn lấy sách vở ra ôn bài, tôi phẩy tay: “ Hôm nay có kiểm tra gì đâu mà sợ, nếu kiểm ra bài cũ thì cô cũng không gọi tớ đâu” Nhưng vào lớp, cô không kiểm tra bài cũ như tôi nghĩ mà kiểm tra một tiết. Lúc phát đề thì tôi mới sực nhớ ra là hôm qua cô đã nói hôm nay sẽ kiểm tra một tiết. Quá bất ngờ, sợ hãi khi tôi cầm đề trên tay. Trong đầu tôi nảy sinh ra bao nhiêu suy nghĩ “Mình mà bị điểm kém thì mẹ sẽ đánh mình chết” , “Mình là một học sinh giỏi mà như thế này thì cô biết cô sẽ nói sao…?” Đang loay hoay ngồi cắn bút, đúng lúc đó bạn Tiến ngồi bên cạnh làm xong bài và vô tình để lộ bài làm tôi có thể nhìn thấy. Mọi khi thì tôi cũng chẳng để ý đâu, vì không chắc đáp án của các bạn đúng hay sai. Nhưng hôm nay, tôi không làm như vậy mà nhanh mắt, nhanh tay chép luôn bài của bạn. Chép xong thì cũng là lúc hết giờ. Tôi thở phào nhẹ nhõm và những ý nghĩ cũng được “xóa sạch”. Tôi cứ hồn nhiên chơi đùa với các bạn mà không mảy may nghĩ ngợi gì đến bài kiểm tra đó nữa.

Vài hôm sau, cô trả bài kiểm tra. Tôi ngạc nhiên khi mình được điểm 10 trong khi những bạn học giỏi nhất cũng chỉ được 9 điểm. Tôi vênh váo trước những cặp mắt thèm thuồng của các bạn. Các bạn sì sào tán thưởng “ Bạn ý giỏi thế, không cần ôn bài mà cũng được điểm cao”.  Cô có nhận xét một số bài kiểm tra, phê bình một số bạn do không chịu học bài nên bị điểm kém, cô khen một số bạn được điểm tương đối cao trong đó không có tôi. Đến lượt tôi, cô gọi tôi lên bảng. Cô yêu cầu tôi làm lại bài kiểm tra để các bạn tham khảo. Lúc đó, tôi cuống cuồng, đầu óc tôi trống rỗng, một chữ cũng không có. Đứng trên bục giảng một lúc không viết được chữ nào, một vài bạn bên dưới sốt ruột kêu inh ỏi. Lúc này, tôi phải thú thật và nhận lỗi với cô giáo và với các bạn. Tôi đứng đó, cúi gằm xuống, mặt đỏ lừ vì xấu hổ.

Lúc này cô giáo mới lên tiếng, cô nói: “Em là một học sinh giỏi của lớp, là một giáo viên đã dạy em mấy năm nay, cô chỉ đọc cách làm bài này là cô biết đó không phải bài của em. Nhưng hôm nay, cô cho em một cơ hội để em có thể nhận lỗi. Em biết mình chủ quan, biết mình sai như thế cô rất hoan nghênh tinh thần của em, hôm nay cô cho em tự chấm điểm cho mình”. Tôi cúi mặt xuống không biết nói gì hơn: “Em xin nhận điểm 0 ạ”

Tối hôm đó, tôi về nhà với tâm trạng buồn thiu, cơm cũng ăn ít, ăn xong tôi lặng lẽ lên phòng ngồi bàn học và ngẫm nghĩ. Thấy tôi như vậy, mẹ tôi mang cốc nước cam lên phòng và hỏi chuyện. Tôi đã kể lại cho mẹ nghe, tôi cũng xin lỗi mẹ vì làm mẹ buồn. Mẹ xoa đầu tôi nói: “Con đã biết mình sai và biết nhận lỗi rồi nên mẹ cũng tha lỗi cho con. Nhưng con cần phải chú tâm hơn trong học tập, không được chủ quan trong mọi trường hợp kẻo có những chuyện không thể làm lại lần thứ hai nhé”. Kể với mẹ rồi tôi cũng đỡ buồn hơn, uống hết cốc nước cam và ngồi làm lại bài kiểm tra bằng chính sức lực của mình.

Câu chuyện về một lần mắc lỗi đã trở thành một kỉ niệm buồn nhưng là bài học sâu sắc với tôi. Đến tận bây giờ, tuy đã lớn khôn nhưng tôi không thể quên kỉ niệm đó. Tôi vẫn thường nhắc nhở các con mình rằng: “Chỉ có nỗ lực của bản thân mới đem lại thành công”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước