đề bài. Xấu hổ trước mọi người là tình cảm tốt, nhg biết xấu hổ trước bản thân còn tốt hơn
2 câu trả lời
ý kiến này là một nhận định, đánh giá cao của Tôn – xtoi về ý nghĩa của tâm lí biết hổ thẹn trước những người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân, đặc biệt ý nghĩa hơn là tâm lí biêt hổ thẹn trước bản thân mình.
+ Ý kiến đề cao tính tự giác về danh dự cá nhân, xem đó như một phẩm chất cao quí của nhân cách.
- Bàn luận
+ Xấu hổ trước mọi người : Xấu hổ là trạng thái tâm lí, cảm xúc của con người thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hay thua kém người khác
+ Biết xấu hổ là y thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách
+ Xấu hổ trươc bản thân mình : là ý thức phục thiện, hướng thiện nằm sâu trong bản chất con người. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm
+ Người biết xấu hổ trước bản thân là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình, vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có
+ Phân biệt xấu hổ và tự ti
+ Phê phán những người không biết hổ thẹn
- Bài học nhận thức và hành động
Bản thân cần nhận thức sâu sắc, xấu hổ không chỉ là trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
** Bạn tham khảo đoạn văn dưới đây nhé **
Bạn đã bao giờ làm một việc sai lầm chưa? Bạn đã bao giờ phải xấu hổ trước mọi người vì hành vi sai lầm của mình chưa? Tôi nghĩ chắc mọi người ai cũng từng ít nhất một lầm rời vào tình trạng đó đúng không nào? Có người cho rằng " Xấu hổ trước mọi người là tình cảm tốt, nhưng biết xấu hổ trước bản thân còn tốt hơn". Tâm lí con người chúng ta là luôn biết hổ thẹn trước những người khác về lỗi lầm, hạn chế của bản thân. Đặc biệt là chúng ta biết hổ thẹn trước chính bản thân của mình, đó còn được coi là điều tốt hơn bao giờ hết. Xấu hổ chúng ta có thể hiểu đó là một trạng thái tâm lý nình thường của con người, khi mà chúng ta thấy hổ thẹn về lỗi lầm của mình hay là mình bị thua kém người khác. Chúng ta vẫn thường nghe đến chuyện cần phải phê bình và tự phê bình đúng không nào? Cũng như việc xấu hổ này thì đó chính là đề cao tính tự giác về danh dự cá nhân, xem đó như một phẩm chất cao quí của nhân cách. Biết xấu hổ là đã tự ý thức được hạn chế của bản thân, từ đó tự giác vươn lên khắc phục những nhược điểm, hoàn thiện mình về năng lực và nhân cách. Còn xấu hổ trươc bản thân mình là khi chúng ta nhìn thấy điểm yếu, điểm chưa tốt của bản thân có ý thức tự hoàn thiện mình. Đây là thái độ tự giác của lương tri, lương tâm. Người biết xấu hổ trước bản thân là người kiểm soát được hành vi, việc làm của mình, vì thế hạn chế được những sai lầm không đáng có. Phân biệt xấu hổ và tự ti. Phê phán những người không biết hổ thẹn. Bản thân cần nhận thức sâu sắc, xấu hổ không chỉ là trạng thái tâm lí mà còn là một tình cảm tốt đẹp góp phần hoàn thiện nhân cách con người.