ĐỀ BÀI: Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài có đoạn viết: “ Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. […]. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” Ở một đoạn khác, nhà văn viết: “ Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: – A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: – Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. A Phủ nói: “ Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.” ( Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài, Ngữ văn 12). Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài.

1 câu trả lời

MB : - Giới thiệu tác giả Tô Hoài à tác phẩm " Vợ chồng A Phủ"

- Giới thiệu về nhân vật Mị và hình ảnh của Mị lầm lũi, bất lực trong đoạn văn đầu cho đến sức mạnh phản kháng và ý chí muốn thoát khỏi sự ràng buộc của nhân vật ở đoạn văn cuối tác phẩm.

TB : 

1. Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị :  Mị vốn là cô gái có những phẩm chất tốt đẹp : 

- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

    + Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”

    + Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.

    + Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

2. Cảm nhận về hình ảnh của Mị trong đoạn văn đầu tiên : Mị là hiện thân cho những con người bị áp bức, bóc lột một cách tàn bạo cả về vật chất và tinh thần .

- Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, làm con dâu gạt nợ, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, ...

- Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, ... đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay ...không biết là sương hay nắng”.

- Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khỏ Mị quen rồi”.

3. Cảm nhận về hình ảnh của Mị trong đoạn văn thứ hai : Mị là một cô gái yêu đời, giàu tình thương và khát khao sống mãnh liệt

- Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:

    + Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.

    + Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải chết”.

    + Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ

    + Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

=>Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

4.Cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài

- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện cách nhìn con người đầy nhân đạo của nhà văn Tô Hoài : đó là sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.
KB : - Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.
- Tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Câu hỏi trong lớp Xem thêm