ĐỀ 2: Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” Phạm Tiến Duật có viết: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” Câu 1 : Viết đoạn văn khoàng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên làm rõ vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn có sử dụng câu phủ định, phép lặp? (chỉ rõ)
1 câu trả lời
Thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” gió,bụitượngtrưngchogiankhổthửtháchởđời. Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ.
- Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. Thời tiết khắc nghiệt, dữ dội nhưng đối với họ tất cả chỉ là “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “Không có kính ừ thì có bụi”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Giạn khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình.
- Những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy: “Chưa cần rửa”, cấu trúc câu thơ vẫn cân đổi, nhịp nhàng theo nhịp rung của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi mười tám đôi mươi hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới.
=> Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy.