Đề 1: Phân tích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ "Tố Hữu"

1 câu trả lời

Tháng 10/1945, Hồ Chủ tịch ra quyết định dời căn cứ quân sự, các cơ quan đầu não trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội.  Chính thời điểm quan trọng đó, bài thơ được viết nên để thể hiện nỗi lòng của những người chiến sĩ cách mạng phải chia xa núi rừng Tây Bắc thân thuộc để về một nơi căn cứ mới. Những hình ảnh và kỷ niệm đẹp về thiên nhiên và con người ở đây được tác giả thể hiện một cách sống động và đầy chân thực.Việt Bắc là một địa danh nổi tiếng được mệnh danh là cái nôi của cách mạng Việt Nam, là nơi được lựa chọn làm cơ quan đầu não trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Hai từ Việt Bắc còn gợi lên hàng loạt những kỷ niệm ghi dấu ấn cách mạng Việt Nam trong các cuộc chiến đấu oanh liệt của dân tộc và gắn liền với những chiến thắng vẻ vang đi vào lịch sử. - Phân tích bài thơ Việt Bắc để thấy địa danh này còn là cả một bầu trời kỷ niệm của tác giả, là lời nhắn nhủ nhớ thương và trân trọng cùng niềm tự hào, sự thủy chung son sắc với quê hương, xứ sở. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.” - Cách xưng hô “mình - ta” ở đây không phải là sự xưng hô thông thường của những đôi lứa yêu nhau hay của những cặp vợ chồng mà là sự tâm tình, thủ thỉ xưng hô của những người cách mạng với những người dân Việt Bắc. => Cách xưng hô thân thiết, gần gũi mà đầy luyến lưu trong giây phút chia tay giống như đôi lứa yêu nhau phải cách xa mà lòng thì không nỡ. - Nghệ thuật điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” -> đây như một lời ướm hỏi để gợi lại những ký ức về “mười lăm năm ấy” với thiên nhiên và con người Việt Bắc nghĩa tình. - “Mười lăm năm”: khoảng thời gian từ 1940 các chiến sĩ bắt đầu tham gia cách mạng, chiến đấu hết mình vì nước vì dân trên núi rừng Việt Bắc đến cuối năm 1954 - là thời điểm những người cách mạng quay lại thủ đô, rời xa Việt Bắc. - Nghệ thuật điệp từ “nhớ”: Thể hiện nỗi nhớ dâng trào da diết, mãnh liệt luôn thường trực trong tác giả. - “Cây, núi, sông, nguồn” là những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của Việt Bắc và cũng là hình ảnh gắn liền với người lính trên chặng đường hành quân => Sự thủy chung, son sắc. - Từ láy “tha thiết”, “bồn chồn”: thể hiện tâm trạng day dứt, bối rối khó tả. - Hình ảnh “áo chàm”: Nghệ thuật hoán dụ gợi hình ảnh thân thương của con người Việt Bắc. - “Cầm tay”, “biết nói gì”: Trong giây phút chia xa, mọi người đều xúc động, cảm xúc nghẹn lại nơi cổ họng để rồi không nói nên lời, không biết phải trao nhau những câu nói gì hơn nữa ngoài cái cầm tay đầy yêu thương, luyến tiếc. => Phân tích bài Việt Bắc trong đoạn này thể hiện rõ người ở lại mang tâm trạng thiết tha, lưu luyến khiến người ra đi không nguôi nhớ lại quá khứ một thời với những kỷ niệm đẹp bên Việt Bắc. Suối lũ”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối” => Qua hình ảnh tả thực về hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, vất vả của những người chiến sĩ lại càng thêm căm phẫn sự xâm chiếm của bọn thực dân Pháp. - “Trám… để già” => Gợi lên cảm giác đầy trống vắng, thêm nhớ quá khứ một thời sâu đậm. - “Hắt hiu… lòng son” => Phép đảo ngữ được sử dụng để thể hiện tình cảm của người dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng, dù nghèo vật chất nhưng giàu tinh thần, luôn son sắt, thủy chung. - “Mái đình Hồng Thái”, “cây đa Tân Trào”: đây đều là những địa danh nổi tiếng trong lịch sử, nhắc nhớ một Việt Bắc hào hùng, oanh liệt.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm