Đám than đã vạc hẳn lửa .Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con lý thống sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ... Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. Aphủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ hết được dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng"Đi đi..." rồi Mỵ nghẹn lại. Aphủ khuyej xuỗng không bước nổi. nhưng trước cái chết có thể đến nới ngay, A phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mỵ đứng lặng trong bóng tối Trời tối lắm. Mỵ vẵng băng đi. Mỵ duổi kịp Aphủ, đã lăn, chạy xuống tói lưng dốc (Trích Vợ chồng A Phủ, Truyện Tây Bắc, NXB Văn học, 1960) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên? Câu 2. Các từ láy trong văn bản trên đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Câu 3 Xác định ý nghĩa nghệ thật của hình ảnh cái cọc và day mây trong văn bản ? Câu 4. Tại sao câu văn" Mỵ đứng lặng trong bóng tối " được tách thành một dòng riêng Câu 5. Từ vawqn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay

2 câu trả lời

Em tham khảo nhé.

Câu 1.  Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là tự sự.

Câu 2. Các từ láy có trong văn bản là rón rén, lần lần,đi đi

Tác dụng : Các từ láy có tác dụng làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu chuyện và giúp người đọc hình dung rõ hơn về dáng vẻ, cử chỉ của nhân vật.

Câu 3. Cái cọc là biểu tượng cho sự cột chặt, trói buộc của cha con nhà thống lí đối với cuộc đời Mị. Còn dây mây là biểu tượng cho sợi dây kìm hãm và ghì chặt cuộc đời Mị không cho vùng vẫy, thoát ra.

Câu 4.  Câu văn được tách thành một dòng riêng vì nó cho thấy sự phân vân của Mị, không biết nên chạy chốn hay nên ở lại nhà thống lí. Đặt câu văn như vậy phần nào tạo nên sự hài hòa giữa hình thức và nội dung tác phẩm.

Câu 5.

Tình yêu thương là tình cảm cao đẹp của con người trong xã hội ngày nay. Hiểu một cách đơn giản, tình yêu thương là sự đoàn kết, gắn bó và quan tâm, giúp đỡ nhau trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống. Người có tình yêu thương là người không để trái tim mình bị nguội lạnh hay đóng băng trước những nỗi đau khổ của con người. Khi gặp một người có hoàn cảnh khó khăn, điều ta cần làm là phải giúp đỡ họ . Đặc biệt thanh niên chính là những mầm xanh của đất nước, vì thế cần rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp, một trong những phẩm chất ấy là sự nhân ái, yêu thương. Đó là việc thanh niên cần làm để phát triển và dần hoàn thiện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.

1. PTBĐ: tự sự

2. các từ láy: rón rén , hốt hoảng, thì thào

-> tác dụng: tạo am thanh và giọng điệu linh hoạt cho việc miêu tả  tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. 

3.  Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản :
- Nghĩa thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra 
- Nghĩa biểu tượng : Biểu tượng cho tội ác của bọn cầm quyền

4.  Câu văn" Mỵ đứng lặng trong bóng tối " được tách thành một dòng riêng vì nó cơ bản khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc của nhân vật.

5.   Trong cuộc sống mỗi con người sẽ thật vô nghĩa và tẻ nhạt nếu con người không trao đi và nhận lại tình thương. Tình yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ tình cảm với những người xung quanh. Tình yêu thương phải xuất phát từ chính tấm lòng của mỗi người. Nó giúp sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. Những người trẻ tuổi trong xã hội hiện nay đều trao đi yêu thương đối với mọi người. Họ sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta hãy để tình yêu thương giống như những cánh hoa bồ công anh, theo chiều gió lan tỏa yêu thương đến mọi người.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm