Có ý kiến cho rằng :" Hình tượng thơ là hình ảnh giàu cảm xúc, có khả năng chứa đựng nhiều tầng nghĩa sâu xa ". Từ cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp Lửa làm sáng tỏ ý kiến trên

2 câu trả lời

. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:

  • Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam
  • Bếp lửa rất gần gũi, thân thiện
  • Hình ảnh ngọn lửa ảo mộng được nhen nhóm vào lúc sương sớm rất mộng mị và ảo mộng
  • Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, thân thuộc và gắn bó với tuổi thơ

2. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa:

  • ấp iu, nồng đượm
  • niềm yêu thương
  • bếp lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu
  • bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng




Hình tượng “Bếp lửa” trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Bếp lửa vốn dùng để đun nấu, là hình ảnh thân thuộc của mỗi gia đình, làng quê Việt Nam. Mượn hình ảnh bếp lửa, nhà thơ muốn gợi nhắc đến hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm cùng những kỉ niệm tuổi thơ gian khó nhưng ấm áp bên bà. Từ đó thể hiện tình yêu thương, kính trọng, biết ơn của cháu đối với bà. Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh trung tâm của bài thơ, bếp lửa ấy như là sự khắc khoải của nhà thơ về miền ký ức tưởng chừng đã bị thời gian vùi lấp nhưng chưa bao giờ bị lãng quên mà chỉ chờ cơ hội để quay về đánh thức tâm trí nhà thơ. Hình ảnh đó được nhắc lại nhiều lần để nhấn mạnh hình tượng trung tâm của đoạn thơ, là hình ảnh thân quen, khơi nguồn cảm xúc cho người cháu. Những kỷ niệm về hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm ùa về như ngọn lửa lòng thôi thúc người cháu. Nhớ về hình ảnh bếp lửa là cháu nhớ về bà chắt chiu, luôn thương yêu lo lắng cho cho đứa cháu, đó là tình cảm gia đình thiêng liêng và cao đẹp. Cháu thương bà biết bao!