Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.

2 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

Cr(II) có tính khử mạnh:

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.

2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O

 

Đáp án:

Bạn tham khảo lời giải ở dưới nhé!!

Giải thích các bước giải:

Tính chất hóa học của Cr (II): có tính khử mạnh

Ví dụ:

\(\begin{array}{l}
2CrC{l_2} + C{l_2} \to 2CrC{l_3}\\
4Cr{(OH)_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4Cr{(OH)_3}
\end{array}\)

Crom (II) oxit là một oxit bazơ, crom (II) hidroxit là một bazơ tác dụng với axit tạo thành muối crom (II)

\(\begin{array}{l}
CrO + 2HCl \to CrC{l_2} + {H_2}O\\
Cr{(OH)_2} + 2HCl \to CrC{l_2} + 2{H_2}O
\end{array}\)

Tính chất hóa học của Cr (III): vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

 Trong môi trường axit, muối Cr(III) có tính oxi hóa

\(2C{r^{3 + }} + Zn \to 2C{r^{2 + }} + Z{n^{2 + }}\)

 Trong môi trường bazo, muối Cr(III) có tính khử

\(2C{r^{3 + }} + 3B{r_2} + 16O{H^ - } \to 2Cr{O_4}^{2 - } + 6B{r^ - } + 8{H_2}O\)

Crom (III) hidroxit và crom (III) oxit có tính lưỡng tính

\(\begin{array}{l}
Cr{(OH)_3} + NaOH \to Na[Cr{(OH)_4}{\rm{]}}\\
2Cr{(OH)_3} + 6HCl \to 2CrC{l_3} + 6{H_2}O\\
C{r_2}{O_3} + 6HCl \to 2CrC{l_3} + 3{H_2}O\\
C{r_2}{O_3} + 2NaOH + 3{H_2}O \to 2Na[Cr{(OH)_4}{\rm{]}}
\end{array}\)

Tính chất hóa học của Cr (VI): có tính oxi hóa mạnh

\(2Cr{O_3} + 2N{H_3} \to C{r_2}{O_3} + {N_2} + 3{H_2}O\)

Crom (VI) hidroxit và crom (VI) oxit có tính axit

Câu hỏi trong lớp Xem thêm