Có người nhận xét : “Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du có chức năng dự báo số phận”. Ý kiến của em ?
2 câu trả lời
Với những lời nhận xét đoạn trích nổi bật trong thơ Thuý Kiều, ai cũng đều nói nghệ thuật của Nguyễn Du có chức năng dự báo số phận thì em cũng đồng tình với quan điểm đó. Bởi khi đọc tới sáu câu thơ miêu tả Thuý Kiều :
" Kiều càng sắc sảo măn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh
Một hai nghiên nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai "
Phải chăng tác giả tả Kiều đẹp tuyệt vời như vậy nhưng trong cách tả ông cũng hé cho ta thấy cái dự cảm bất an trong tương lai của Kiều. Theo thuyết tài mệnh tương hỗ, phàm cái gì tốt đẹp trên đời đều khó giữ được bền lâu. Thúy Kiều đẹp không ai sánh bằng, tất nàng sẽ bị người đời ghen ghét và đày đọa. Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.
Thơ của đại thi hào Nguyễn Du luôn làm ta không khỏi cảm thán bởi những nét đẹp nhân vật ông phác họa hay những cung bậc cảm xúc mà ông thể hiện trong nhân vật. Điều ta đáng nể hơn cả mà chắc chỉ có Nguyễn Du mới có thể làm được đó là thông qua nghệ thuật tả chân dung người ông có thể dự báo số phận. Nghệ thuật này của ông được thể hiện rất rõ qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Trong đoạn trích này hai nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều được tác giả ưu ái miêu tả trọn vẹn chân dung, tài đức cũng như phẩm chất tốt đẹp của hai nàng. Cùng với bút pháp ước lệ tượng trưng độc đáo Nguyễn Du đã dự báo được số phận của nàng Vân qua câu thơ:
"Mây thua nước tóc truyết nhường làn da"
Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tuyệt sắc của nàng Vân mà ông còn cho người đọc biết rõ vẻ đẹp của nàng được thiên nhiên ưu ái. Nét đẹp của nàng là nét đẹp phổ biến, được yêu mến, ngưỡng mộ như dự báo một cuộc sống yên bình, hạnh phúc của Vân. Không chỉ ở Vân mà cả ở Kiều ông còn làm nổi bật rõ hơn về cuộc sống sau này của nàng:
"Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
Đến đây ta không bắt gặp những động từ chả trạng thái nhường nhịn, nhẹ nhàng như lúc tả Vân mà đó là những động từ mạnh mang sắc thái ghen ghét "ghen", "hờn". Vẻ đẹp của Kiều chính là vẻ đẹp nghịch thiên,vẻ đẹp ấy vượt qua cả khuôn khổ của tạo hóa đó là thiên nhiên. Mà cái gì "thái quá thì bất cập" tức là hơn người quá sẽ sinh ra ghen ghét, đố kị bởi "trời sanh quen thói má hồng đánh ghen". Vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành " của nàng chính là dự báo cho cuộc sống không yên bình, hạnh phúc và gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Tả mà gợi tả được cả số phận, cuộc đời của nhân vật thì quả là chỉ mỗi Nguyễn Du mới có thể làm được.