Có người cho rằng :"Nói dối có hại cho bản thân" nhưng cũng có ý kiến khẳng định :"Có lúc nói dối tạo niềm tin." Theo em hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau không? Trình bày quan điểm của mình. Cấm chép mạng

2 câu trả lời

Trong cuộc sống, nói dối chính là một việc làm có 2 mặt đối với cuộc sống của con người. Thật vậy, dù cho nhiều lúc lời nói dối là có lợi đối với người khác (để giúp họ sống tích cực hơn chẳng hạn) nhưng phần lớn lời nói dối vẫn có hại đối với chính người nói dối và những người xung quanh. Đầu tiên, nói dối sẽ đem đến những sự dối lừa trong công việc, trong các mối quan hệ, trong gia đình,... Sự dối lừa sẽ giết chết sự chân thành giữa người với người và đôi khi nó là cái cớ để cho người nói dối ngụy biện để bám vào và lừa dối sau này nữa. Thứ hai, lừa dối sẽ làm mất đi uy tín và danh dự của chính mình. Người xưa có câu "Một lần bất tín, vạn lần bất tin" chính là nói lên việc chỉ cần 1 lần nói dối thì tiếng xấu nói dối đó sẽ đeo bám suốt cuộc đời. Lời nói dối sẽ hạ uy tín của chính bản thân người nói dối. Cuối cùng, nói dối có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho người khác. Một lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây hại cho người khác nếu như không biết điểm dừng. Tóm lại, nói dối là việc làm không nên của mỗi con người trong cuộc sống, trừ những trường hợp lời nói dối là có ích cho người khác ra.

A, MB

- giới thiệu 2 quan điểm

- Khẳng định chung: không hề mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau

B, TB

- giải thích từng quan điểm

+Nói dối có hại cho bản thân là vì sao? vì gây mất uy tín cho mình cũng như làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người khác.

+ Nói dối có lợi là khi trong trường hợp bắt buộc phải nói dối vì lợi ích của người khác.

- Bàn luận

+ Nói dối có hại khi nó là vì lợi ích cá nhân: nói dối đi chơi.

+ Nói dối có lợi khi nó là vì nghĩ cho cuộc sống và lợi ích của người khác: VD: bác sỹ nói dối bệnh nhân về tình hình bệnh để giúp họ lạc quan hơn.

--> Không hề mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau.

C, KB

Tổng kết nội dung đã trình bày

BÀI LÀM

Có người cho rằng:"Nói dối có hại cho bản thân" nhưng cũng có ý kiến khẳng định rằng:"Có lúc nói dối lại tạo niềm tin". Hai quan điểm trên không hề mâu thuẫn mà ngược lại chúng bổ sung cho nhau và nói lên được quan điểm sống triết lý ở đời.

Đầu tiên, về ý kiến "Nói dối có hại cho bản thân" thì có lẽ ai cũng đã từng được học câu chuyện nói dối của cậu bé chăn cừu hay nói dối và hậu quả của nó. Nói dối là bịa đặt sai sự thật về một câu chuyện vấn đề nào đó với người khác. Về khía cạnh nào đó thì nói dối mà với mục đích lợi ích của bản thân thì nó thực sự là tai hại. Nói dối như vậy thì không chỉ gây hại cho người khác mà còn gây hại cho chính bản thân mình vì nó hạ thấp thanh danh và uy tín. Nhân gian có câu:"Một lần bất tín, vạn lần bất tin", chữ tín đối với mỗi người quý như vàng vậy. Nếu như cố tình nói dối thì chẳng phải là uy tín thanh danh bay đi nhanh chóng hay sao? Hơn nữa nói dối còn là một tính xấu làm cho thật giả phải trái lẫn lộn, đảo lộn cuộc sống của người xung quanh và cho chính bản thân mình. 

Tuy nhiên, về ý kiến:"Có lúc nói dối tạo niềm tin" cũng có cái lý đúng của nó. Nói dối mà đem đến lợi ích cũng như gây dựng được niềm tin là kiểu nói dối mà ko phải là cho mình mà là cho người khác. Ví dụ như bác sỹ nói dối về tình trạng của bệnh nhân để người bệnh có thể lạc quan hơn đôi chút,... Nói dối mà vì người khác, vì những mục đích cao cả thì đó là lời nói dối cao thượng. 

Tóm lại, nói dối cho bản thân mình để đạt được lợi ích cá nhân thì là nói dối 1 cách sai trái còn nói dối mà vì mục đích cao cả cho người khác thì đó là lời nói dối cao thượng. Ranh giới giữa hai lời nói dối này khá là mong manh nên mỗi người chúng ta cần ý thức và xác định được.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm