Có một lần nào đó đang đi trên đường em chợt nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh :" hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng vào nhau, cả hai ngã chổng kềnh. Sau đó , cả hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thẳng vào xe của mình và cùng gật đầu chào và lên xe đi tiếp." . Em có suy nghĩ gì câu chuyện nhỏ ấy? ( văn nghị luận xã hội) Mọi người giúp em với ạ

2 câu trả lời

=> Gợi ý:

1. Giải thích “văn hoá ứng xử”:

- “Văn hoá ứng xử” được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, bày tỏ thái độ, thể hiện hành động thích hợp giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.

- Việc ứng xử có văn hoá không chỉ tạo nên ấn tượng đẹp về bản thân, mà còn phản ánh bản sắc văn hoá của một cộng đồng, một quốc gia.

2. Biểu hiện của văn hoá ứng xử trong cuộc sống:

a. Biểu hiện tốt, cách ứng xử của văn hoá:

- Cách ửng xử của hai người đàn ông trong tình huống trên là một hành động đẹp, là bài học về cách sống đáng để chúng ta học tập. Thật không may khi gặp phải một tai nạn trên đường, nhưng giữa hai người lại không có một lời phân bua hay to tiếng nào, họ gật đầu chào và lên xe đi tiếp. Có lẽ họ hiểu, ai đúng ai sai không quan trọng, quan trọng là nhường nhau một bước, nhường nhau một lời để có một ngày vui vẻ, để dù có bị thương cũng không cảm thấy bức bối ở trong lòng.

- Hàng ngày chúng ta vẫn thường đọc báo, hoặc chứng kiến những hình ảnh thể hiện cách ứng xử đẹp, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”. Công cuộc "giải cứu" dưa miền Trung ở Hà Nội khó có thể thành công nếu không có sự tham gia của hàng nghìn sinh viên tình nguyện. Nhìn thấy một người cơ nhỡ, một người vô gia cư đang ngồi co ro hay ngủ lăn lóc trước cửa một ngôi nhà, sẽ có một vài người trong số cả ngàn người hối hả trên đường dừng lại, nhường cho họ một chiếc áo ấm, quan tâm và giúp đỡ họ….

- Còn nhiều lắm những câu chuyện về cách ứng xử có văn hoá như thế! Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội, tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. khiến xã hội trở nên thân ái hơn, yêu thương và chia sẻ nhiều hơn.

b. Biển hiện không tốt, cách ứng xử thiếu văn hoá.

- Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử, hoặc cư xử không đúng mực.

- Chúng ta đổ rác quanh những ngôi nhà chúng ta đang ở; chúng ta đập chết nhau vì ăn cắp một con chó; chúng ta độc ác với nhau bằng cách làm ra những thực phẩm bẩn, những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng; chúng ta sẵn sàng nói xấu, dùng những lời lẽ xúc phạm đến thầy cô, đến một cô người mẫu, diễn viên trên các trang mạng xã hội; chúng ta dửng dưng đi qua nhau khi thấy nhau bị nạn ở trên đường; chúng ta chen đẩy nhau để tranh một món ăn miễn phí, chửi rủa, đánh đấm nhau khi chen lấn lúc tắc đường…

- Nguyên nhân dẫn đối cách cử xử không tốt trong cuộc sống:

+ Do trình độ nhận thức còn hạn chế,vì chúng ta chứa đầy sự ích kỉ, tham lam,vô cảm trong con người chúng ta.

+ Do ảnh hưởng của văn hoá đám đông, ảnh hưởng văn hoá mạng.

+ Do một phần từ sự giáo dục lỏng lẻo từ gia đình, nhà trường, xã hội.

- Tác hại: hình thành lối sống không tốt, đánh mất lòng tự trọng, đánh mất sự rung động, đánh mất khát vọng về một thế giới yên bình và đẹp đẽ, làm xấu đi hình ảnh con người Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế. Có người sẽ nghĩ là tôi nói xấu con người Việt Nam mình. Nhưng không phải, tôi sợ chúng ta đang rời xa văn hoá, sợ văn hoá đang bị những hành động xấu xí của chúng ta làm mờ đi, rồi có lúc bạn sẽ chẳng nhận ra mình là ai nữa!

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Chỉ cần một hành vi ứng xử nhỏ cũng có thể nói lên nhân cách của một con người. Ứng xử văn hóa là biểu hiện của một người có đạo đức. Nhưng cũng không nên chỉ nhìn vào một vài sự việc tiêu cực để thất vọng về thế hệ trẻ. Xin hãy tin tưởng ở họ.

-Văn hoá ứng xử luôn là một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội. Để có một hành vi đúng, cần phải đòi hỏi cả một quá trình nhận thức – giáo dục – rèn luyện. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy thể hiện văn hoá ứng xử bằng những việc đơn giản hàng ngày: yêu quí bạn bè, thầy cô, cha mẹ, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, luôn biết lắng nghe và chia sẻ, biết dừng lại nơi đèn đỏ giao thông…

4. Một vài điều muốn nói:

- Hi vọng qua bài viết chia sẻ này, mỗi người hãy nhìn lại bản thân mình để sống tốt hơn, để có những cách ứng xử tốt hơn với mọi người xung quanh. Các bạn biết không, chỉ cần một nụ cười của bạn, sẽ làm cho một ngày của ai đó tràn ngập hạnh phục, sẽ làm cho bao người được sưởi ấm trái tim, được giúp đỡ nhiều hơn trong cuộc sống. Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa của bạn sẽ được lan rộng đến mọi nơi, ít nhất để người khác có thêm niềm tin rằng: ở đâu đó vẫn có những người tốt, ở đâu đó xã hội vẫn thân ái với nhau, ở đâu đó vẫn có những hành động đẹp chung tay bảo vệ môi trường.

- Ứng xử văn hoá không chỉ thế hệ trẻ cần phải rèn luyện, mà mỗi người lớn chúng ta cũng nên lắng nghe và thấu hiểu. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút, thì đã không nhẫn tâm tiêm thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt, chôn đồng bào mình, và chôn sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thôi, sẽ có bao nhiêu bệnh viện được xây dựng, bao nhiêu đứa trẻ được đến trường. Con người chỉ cần tôn trọng thiên nhiên thêm một chút, sẽ giảm đi những trận động đất, giảm đi bao cơn bão, nhiều ngôi nhà sẽ còn nguyên vẹn, nhiều sinh mạng sẽ không bị cướp đi một cách oan uổng. Thận trọng một chút thôi thì những cuộc chiến tranh chưa chắc đã được ấn nút và hàng chục triệu con người có cơ hội sống, hàng chục triệu con người không phải tha hương, hàng chục triệu đứa trẻ được yên ấm trong vòng tay cha mẹ. Bớt thù hận đi một chút thôi, chưa chắc đã có Al –Qaeda, IS.

** Em tham khảo dàn ý này nhé**

A. Mở bài

 - Giới thiệu câu chuyện

 - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

 - Kể lại câu chuyện

 - Phân tích

   + Cả hai người đi xe, chẳng may đụng vào nhau.

   + Họ nhìn vào xe, chào nhau và đi tiếp.

⇒ Câu chuyện đã để được bài học ý nghĩa trong cuộc sống rằng nếu chúng ta nên tha thứ cho mọi người nếu có thể.

  - Bàn luận

   + Nếu họ không xử lý tình huống như vậy mà làm ngược lại thì sao? Họ có thể sẽ đứng cãi cọ nhau, làm mọi chuyện ầm ĩ và không chịu tha thứ cho nhau.

   + Họ đã xem những chuyện đó là nhỏ và bỏ qua lỗi lầm cho nhau thì hai bên đều rất vui vẻ và cảm ơn nhau.

   + Chúng ta hãy nên vị tha, tha thứ khi có thể. Không nên làm mọi chuyện trở nên khó khăn hơn, mà hãy nghĩ đó là một chuyện nhẹ nhàng có thể bỏ qua được.

  - Liên hệ, mở rộng

C. Kết bài

    - Đánh giá chung

    - Suy nghĩ của bản thân

Câu hỏi trong lớp Xem thêm