"Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chi có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Éch cứ trởng bầu trời trên đầu chi bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể". (Sách giáo khoa Ngữ văn 6) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc the loại truyện dân gian gì? Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện? Giải thích lý do em chọn câu văn đó? Câu 3: Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên và phân tích cầu to. Câu 4: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chi qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?

2 câu trả lời

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong Câu truyện: Ếch ngồi đáy giếng. Văn bản thuộc loại truyện dân gian.

Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu văn thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của câu truyện là câu: Ếch cứ tưởng bâu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một bị chúa tể. Lý do em chọn câu văn đó là: câu văn đó đã thể hiện rõ sự huênh hoang, kiêu ngạo của ếch, kiêu ngạo tới mức chỉ cho bầu rời bằng cái vung. Còn nó thì dương dương tự đắc cho rằng ta đây là chúa tể.

Câu 3: Một cụm danh từ trong đoạn văn trên là:

-Vài con nhái

Vài: Phần phụ trước

Con nhái: Phần trung tâm

Không có phần phụ sau.

Một con ếch

Một là phần phụ trước.

Con ếch là phần trung tâm.

Không có phần phụ sau.

Một giếng nọ

Câu 1:

-Đoạn văn trên trích trong văn bản "Ếch ngồi đáy giếng".

-Văn bản thuộc loại truyện ngụ ngôn của dân gian.

Câu 2:

-Trong đoạn văn trên, câu văn thể hiện rõ nhất nội dung ý nghãi của câu truyện là câu: "Ếch cứ tưởng bâu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một bị chúa tể".

-Lý do em chọn câu văn đó là: câu văn đó đã thể hiện rõ sự huênh hoang, kiêu ngạo của ếch, kiêu ngạo tới mức chỉ cho bầu rời bằng cái vung. Còn nó thì dương dương tự đắc cho rằng ta đây là chúa tể.

Câu 3: Một cụm danh từ trong đoạn văn trên là:

Một con ếch

-> một là phần trước

-> con ếch là phần trung tâm

-> ko có phần sau

Bonus:

Một giếng nọ

-> một là phần trước

-> giếng là phần trung tâm

-> nọ là phần sau

Câu 4:

Qua câu truyện Ếch ngồi đáy giếng cho thấy sự nhìn nhận đánh giá bên ngoài nhỏ hẹp qua cái miệng giếng của ếch rất sai lầm, truyện phê phán những người kiến thức hạn hẹp mà lúc nào cũng tự xưng mình là giỏi từ đó khoác lác, tự cao tự đại.Câu chuyện còn có ý khuyên chúng ta nên cố gắng học hỏi bởi kiến thức là vô tận, sự học hỏi sẽ giúp bản thân thêm hiểu biết và nếu có giỏi cũng không nên kiêu ngạo.

Chúc bn hc tốt!