Có code nào trong latex bên ký hiệu toán học Biến chữ cái thường thành chữ in Hoa không vậy mn.Vd như chữ s thường thành chữ s In Hoa ấy (Nhờ mn giúp mình phần này)

1 câu trả lời

Đặt công thức toán ở đâu?

Không phải muốn để các câu lệnh toán ở đâu cũng được, ta phải đặt chúng trong một môi trường cụ thể để LaTeX biết rằng “Ờ, cái tụi ở trong này là công thức toán!“. Vậy môi trường đó là gì?

► Công thức cùng dòng với văn bản

  • Công thức $a+b=c$ nằmg cùng dòng với văn bản.
  • Bạn cũng có thể dùng \(x+y=z\) cũng được.

► Công thức là một đoạn riêng so với văn bản (khác dòng)

  • Dù để \[a+b=c\] cùng dòng nhưng kq vẫn khác dòng. Tương tự cho $x+y=z$ cũng thế.

► Gõ phương trình hoặc muốn đánh số hay tham chiếu đến công thức (khuyên dùng)

  • Dùng \textit{equation} không viết nhiều dòng toán được.
  • \begin{equation}
  • a+b=c \\
  • 1+2=3
  • \end{equation}
  • Khuyên dùng \textit{align} hơn.
  • \begin{align}
  • x+y=z \\
  • 2+3=5
  • \end{align}

Nhận xét : Nên dùng \begin{align} , chỉ khi nào muốn đánh máy nhanh mà không cần tham chiếu đến phương trình đang viết thì dùng $$ .

Xem thêm : Thay đổi cách đánh số phương trình, hình ảnh, bảng, chương trong LaTeX.

Đánh số phương trình hay công thức

Bạn thấy dùng equation hay align như ở trên thì nó sẽ tự động đánh số phương trình giùm bạn luôn. Bây giờ bạn muốn chủ động điều khiển quá trình đánh số này thì làm sao?

► Đánh số ở trước công thức thay vì ở sau như bình thường

Các bạn thêm vào trong khai báo document như dòng code bên dưới

  • \documentclass[12pt,leqno]{article}

► Đánh số tất cả các hàng

  • Mỗi lần xuống hàng là đánh 1 số
  • \begin{align}
  • a+b=1 \\
  • b+c=2\\
  • c+a=0
  • \end{align}

► Không đánh số gì cả

  • Thêm dấu * vào sau align hay equation
  • \begin{align*}
  • a+b=1 \\
  • b+c=2\\
  • c+a=0
  • \end{align*}

► Đánh số chỉ 1 hàng thôi

…sẽ bổ sung sau…

► Không đánh số một hàng, còn lại đánh hết

  • \begin{align}
  • a+b=1 \\
  • b+c=2 \nonumber \\
  • c+a=0
  • \end{align}

► Thay vì đánh số, bạn muốn đánh chữ hay một ký tự nào đó tùy ý

  • \begin{align}
  • x+y=2 \\
  • x^2+1=0 \tag{abc} \\
  • 3x-4=5 \nonumber \\
  • m=3x-z
  • \end{align}

► Đánh số chung cho cả cụm công thức gồm nhiều dòng

  • \begin{align}
  • \begin{split}
  • a+b=c \\
  • x+y=z \\
  • 1+2=3
  • \end{split}
  • \end{align}

► Đánh số dạng 1a, 1b, 1c (hệ phương trình)

  • % cái này đặt trước \begin{document}
  • \usepackage{cases}
  • % cách dùng
  • \begin{subnumcases}{f=}
  • x+1 & $(x<0)$ \\
  • x^2+2 & $(x=0)$ \\
  • -x+3 & $(x>0)$
  • \end{subnumcases}

► Đánh số dạng 1a, 1b, 1c (phương trình tự do)

  • \begin{subequations}
  • \begin{align}
  • 1+2=3 \\
  • a+b=c \\
  • y+x=3
  • \end{align}
  • \end{subequations}

► Đánh số dạng (1.1), (2.2.1),… theo số mục và chương mà phương trình đó đang hiện hữu.

  • Nếu muốn đánh theo chỉ số mục (section) (ví dụ 1.2, 1.3,…) thì bạn đặt dòng code sau đây vào trước \begin{document}

     

    • \numberwithin{equation}{section}
  • Nếu muốn đánh theo chỉ số mục phụ (subsection) (ví dụ 1.1.2, 1.1.3,…) thì bạn đặt dòng code sau đây vào trước \begin{document}

     

    • \numberwithin{equation}{subsection}

Bạn có thể xem kỹ ví dụ ở file .tex  file .pdf này.

► Ghi lại một phương trình 2 lần nhưng vẫn giữ nguyên đánh số.

  • Ở lần ghi đầu tiên nhất, bạn dùng \label{abcxyz}
  • Ở lần ghi thứ hai, bạn dùng \tag{ref{abcxyz}}  mà khỏi cần dùng label.

Lưu ý là khi bạn gọi lại phương trình ấy, tức bạn dùng (???), nó sẽ dẫn bạn đến lần ghi đầu tiên nhất, chỗ có lệnh label. Cái thủ thuật này đa phần chỉ hữu hiệu khi bạn soạn thảo bài trình chiếu beamer.

Xem thêm : Thay đổi cách đánh số phương trình, hình ảnh, bảng, chương trong LaTeX

Tham chiếu đến công thức đã được đánh số

Mục đích của đánh số chính là cần “nhắc lại” hay tham chiếu công thức đó. Bạn dùng \label{}  để đánh dấu, còn dùng (???)  để gọi lại.

  • \begin{align}\label{cthuc}
  • a+b=c
  • \end{align}
  • \begin{align}
  • x+z=t \label{hang1} \\
  • 1+2=3 \label{hang2}
  • \end{align}
  • Gọi lại công thức \eqref{cthuc} và công thức \eqref{hang1} và \eqref{hang2}.

Canh đều công thức

Hay còn gọi là giống hàng. Bạn muốn những hàng công thức toán trong phương trình canh đều ở những điểm nào. Bạn dùng ký hiệu & để xác định những hàng sẽ đều nhau ở đâu.

  • \begin{align*}
  • x+y&=2;\\
  • x+y&+z=1;\\
  • a&=1+2+4;\\
  • &=7
  • \end{align*}

Gõ hệ phương trình

  • \begin{align}
  • \begin{cases}
  • x+y+z &= 1 \\
  • x-2y+z &= 2 \\
  • x-y &= 6
  • \end{cases}
  • \end{align}

[New] Nếu bạn muốn dấu ngoặc nhọn nằm bên phải thì dùng gói lệnh mathtools, đặt câu lệnh sau trước \begin{document}

  • \usepackage{mathtools}
  • \begin{align}
  • \begin{rcases*}
  • a+b &= c \\
  • x+y &= z \\
  • 1+2 &= 3
  • \end{rcases*}
  • \end{align}

Dấu ngoặc

Các dấu ngoặc to, ngoặc bé, ngoặc nhọn, ngoặc vuông sẽ được liệt kê hết ở mục này. Khi dùng những lệnh này, dấu ngoặc sẽ tự động điều chỉnh kích thước sao cho đẹp và bao hết công thức bên trong nó.

  • -Ngoặc tròn: $\left(\dfrac{1}{2}+\dfrac{2}{3}\right)$
  • -Ngoặc vuông: $\left[\dfrac{1}{2}+\dfrac{2}{3}\right]$
  • -Ngoặc nhọn: $\left<\dfrac{1}{2}+\dfrac{2}{3}\right>$
  • -Trị tuyệt: $\vert\dfrac{1}{2}+\dfrac{2}{3}\vert$
  • -Chuẩn: $\Vert \dfrac{1}{2}+\dfrac{2}{3} \Vert$
  • -Ngoặc móc: $\left\{\dfrac{1}{2}+\dfrac{2}{3}\right\}$

Những ký tự, phép toán đặc biệt

Nếu bạn không biết ký hiệu Δ,ε,θ,… viết như thế nào trong LaTeX thì bạn có thể dùng MathType hoặc bên trong các chương trình soạn thảo LaTeX như TeXMaker hay TeXStudio,… đều có danh sách các ký tự đặc biệt cho bạn tham khảo. Trong trường hợp ký tự lạ quá thì bạn có thể tham khảo trang Detexify để vẽ sơ sơ những ký hiệu đó ra, ngay lập tức trang web sẽ gợi ý cho bạn.

Xem thêm những lỗi thường gặp trong LaTeX (có nói đến Toán học)

 Chữ cái Hy Lạp

  Các tập hợp số

  • -Số tự nhiên: $\mathbb{N}$
  • -Số nguyên: $\mathbb{Z}$
  • -Số hữu tỷ: $\mathbb{Q}$
  • -Số vô tỷ: $\mathbb{I}$
  • -Số thực: $\mathbb{R}$
  • Nói tóm lại muốn chữ giống thế thì ghi $\mathbb{K}$

 Tích phân, giới hạn, tổng

  • -Tích phân: $\int_1^2(x^2+1)dx$
  • -Tích phân to hơn: $\displaystyle \int_1^2(x^2+1)dx$
  • -Giới hạn: $\lim_{x\to\infty}(x^2+1)$
  • -Giới hạn to hơn: $\displaystyle \lim_{x\to\infty}(x^2+1)$
  • -Tổng: $\sum_{i=1}^n(C^i_na^ib^{n-i})$
  • -Tổng to hơn: $\displaystyle \sum_{i=1}^n(C^i_na^ib^{n-i})$

Xem thêm những lỗi thường gặp trong LaTeX (có nói đến Toán học)

 [New] Gõ lim dạng đặc biệt

  • - lim lên xuống nằm ngang : $\lim_{x \downarrow a}, \lim_{x \uparrow a}$
  • - lim lên xuống nằm dưới : $\lim\limits_{x \downarrow a}, \lim\limits_{x \uparrow a}$
  • - lim chéo : $\lim\limits_{x \searrow a}, \lim\limits_{x \nearrow a}$

 Căn số, phân số

  • - Căn số: $\sqrt{2}, \sqrt[n]{3}$
  • - Phân số: $\frac{1}{2}$ và $\dfrac{1}{2}

 Hàm lượng giác

 Logarit, inf, sup, max, min

  • -Logarit: $\log_1^2$
  • -Sup, Inf: $\sup_{i\in \{1..N\}}, \inf_i$
  • -Sup, Inf to hơn: $\displaystyle \sup_{i\in \{1..N\}}, \inf_i$
  • -Max,min: $\max_{i\in \Omega}, \min_i$
  • -Max, min to hơn: $\displaystyle \max_{i\in \Omega}, \min_i$

 Các phím mũi tên

 Phép toán tập hợp

 Một số ký tự hay dùng khác

 Dấu ngoặc nhọn đôi và dấu ngoặc vuông đôi : xem bài này.

 Gõ các phép toán thẳng đứng : Ví dụ bạn muốn gõ cond thay vì cond thì bạn dùng câu lệnh \operatorname{cond}

 [New] Gõ dấu hai chấm bằng :=

  • \usepackage{mathtools} % Đặt trước \begin{document}
  • $b := 10$ versus $b \coloneqq 10$

Gõ ma trận, vector

  • \begin{align*}
  • \begin{matrix}
  • 0 & 1 \\
  • 1 & 0
  • \end{matrix}
  • \end{align*}
  • \begin{align*}
  • \begin{pmatrix}
  • 0 & 1 \\
  • 1 & 0
  • \end{pmatrix}
  • \end{align*}
  • \begin{align*}
  • \begin{bmatrix}
  • 0 & 1 \\
  • 1 & 0
  • \end{bmatrix}
  • \end{align*}
  • \begin{align*}
  • \begin{vmatrix}
  • 0 & 1 \\
  • 1 & 0
  • \end{vmatrix}
  • \end{align*}
  • \begin{align*}
  • \begin{Vmatrix}
  • 0 & 1 \\
  • 1 & 0
  • \end{Vmatrix}
  • \end{align*}
  • \begin{align*}
  • f= \begin{bmatrix}
  • 0 \\
  • 1
  • \end{bmatrix}
  • \end{align*}

Gõ ánh xạ, hàm

  • % đặt trước \begin{document}
  • \usepackage{commath}
  • \fullfunction{f}{\mathbb R}{\mathbb R}{x}{\sqrt{x}}

Liên tục cập nhật…

NỘI DUNG CHÍNH

  • Những lưu ý đầu tiên
  • Đặt công thức toán ở đâu?
  • Đánh số phương trình hay công thức
  • Tham chiếu đến công thức đã được đánh số
  • Canh đều công thức
  • Gõ hệ phương trình
  • Dấu ngoặc
  • Những ký tự, phép toán đặc biệt
  • Gõ ma trận, vector
  • Gõ ánh xạ, hàm
Câu hỏi trong lớp Xem thêm