Có câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" Lại có câu: "Mất lòng trước, được lòng sau" Bằng hiểu biết của mình, em hãy tranh biện về việc lợi hại khi áp dụng 2 câu nói này trong ứng xử đời sống hàng ngày và việc phát triển nhân cách của các cá nhân. Nhờ các bạn và anh chị làm giúp ạ!
2 câu trả lời
Chào em, câu 1 muốn nhấn mạnh việc mình biết cân nhắc, chọn từ ngữ, tìm cách diễn đạt chính xác nhất, tế nhị nhất, phản ánh đúng tư tưởng tình cảm của mình lúc nói. Nói như thế nào "cho vừa lòng nhau", nhân dân ta muốn lưu ý đến tính hiệu quả trong giao tiếp, phải văn minh, lịch sự, hợp tình hợp lí và đúng lễ nghĩa, đạo lí.
Câu 2 muốn nhấn mạnh nhấn mạnh đến tính chất thẳng, thật trong sự việc được đề cập đến trong giao tiếp.
Hai câu bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Hai câu nói trên có vẻ đối nghịch như lại chung nghĩa bởi chúng hướng đến một điều : giá trị của lời nói. Thêm vào câu "Mất lòng trước, được lòng sau" thì câu nói "Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng" đã làm nên điều này. Ta chỉ cần một ví dụ đơn giản rằng A nói dối B và thế là không được lời như câu (1) và sẽ làm mất lòng như câu (2). Nhưng khi B biết được sự thật ( trường hợp sự thật có thể gây đau thương cho B ) thì B sẽ đau lòng và cũng sẽ có lòng bởi A đã cố gắng bảo vệ B khỏi đau thương ( Tạo nên điều kiện cho câu (2) phát huy tác dụng ). Còn trong trường hợp ngược lại, B thấy rằng A đã không nói đúng và ích kỉ ( tạo nên điều kiện cho câu (1) phát huy tác dụng ) nên mối quan hệ của A và B sẽ mờ dần ( có thể nói là lòng ). Đó là lí do tại sao hai câu này vẫn đứng vững trong cùng một thế giới cho dù hai câu có vẻ trái ngược nhau.
Chú thích :
Câu (1) : "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Câu (2) : "Mất lòng trước, được lòng sau"