Chứng minh ý kiến văn học là nhân học

2 câu trả lời

Theo ý kiến của tôi, việc học môn Văn tồn tại những vấn đề trên là do cả người học và người dạy đã tự hạ thấp tầm quan trọng của nó. Học sinh giờ đây được định hướng quá nhiều về các môn tự nhiên, mà tác giả của định hướng ấy chính là các vị phụ huynh. Ngày càng nhiều những bậc cha mẹ nói với con mình khi chúng được điểm kém môn Văn: "Không sao, quan trọng là mấy môn tự nhiên con ạ!" Và một khi người học không thiết tha thì thật khó để người dạy hết mình.

 

Cái cách mà xã hội chúng ta đang sống đã thực sự "giết chết" môn Văn nói riêng và các môn xã hội nói chung. Cô giáo tôi từng dạy rằng: "Văn học là nhân học, là sự tìm hiểu và yêu thương cuộc sống này, từ đó mỗi người sẽ thấy thật dễ dàng khi học văn".

 

Vậy nhưng học sinh chúng tôi thấy gì từ cuộc sống bây giờ: tệ nạn xã hội, tham ô, lừa lọc... Để rồi trong những buổi lễ tuyên dương người tốt, việc tốt... tôi bắt gặp không ít những người bạn xung quanh tỏ thái độ khinh thường, chế giễu và coi đó là hành động nực cười.

 

Những việc làm đơn giản nhất để mỗi người thêm yêu cuộc sống hiện tại cũng đều bị quên mất, thì làm sao có thể hòa mình vào văn học, cảm nhận về những tác phẩm văn chương? Có một nghịch lý rằng: nhiều học sinh viết blog rất hay, rất mùi mẫn nhưng khi bảo làm văn thì...

 

Nếu nói Văn học là "nhân học" thì việc học môn Văn giờ đây cũng giống như việc một lớp thanh niên đang ngày càng "đi xuống".

 

Vậy làm sao để thay đổi tình trạng trên? Điều cơ bản là làm thay đổi suy nghĩ của mọi người trong xã hội. Hãy nhìn đúng về Văn học và tôn trọng tất cả các môn học. Việc đó sẽ rất khó khăn nhưng nếu như mọi người cùng vào cuộc ngay từ bây giờ, đặc biệt là các cấp lãnh đạo, các phương tiện truyền thông... thì chắc chắn sẽ thay đổi được!

 

Trên đời này, ngoài con người ra, còn có hai điều rất khó hiểu và khó hiểu đúng. Đó là tình yêu và văn chương. Có ai dám nói rằng mình hiểu tình yêu và cũng có ai dám nói rằng mình định nghĩa được văn chương? Văn chương cũng như tình yêu vậy, có rất nhiều màu sắc. Chính vì thế nó không phải là những vật thể bất dịch có thể nắm bắt bằng tay, ngửi bằng mũi hay nhìn bằng mắt được. Người ta nói về văn chương nhiều lắm, đẹp lắm! Còn Goóc-ki, với ông: văn học là nhân học - súc tích như bản chất của văn chương.

Cái định nghĩa văn học gồm năm chữ ấy ngắn gọn về số lượng ngôn từ nhưng các mặt ý nghĩa lại chẳng ngắn gọn chút nào. Văn học là nhân học, văn học là bộ môn học về con người, không phải chỉ là cái con người sinh học với đầy đủ chân, tay, mắt, mũi, tim, gan... mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người, và đồng thời cũng là để học cách làm người. Phải chăng đó chính là điều Goóc-ki muốn nói với chúng ta - những người đã phần nào đặt chân vào ngưỡng cửa văn chương?

Câu nói của Goóc-ki dường như đã được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ông. Đó là một phát hiện mới mà lại không mới; là câu nói ngắn gọn mà lại không ngắn gọn. Đối với những người chỉ coi văn chương là một thứ phù phiếm thì câu nói ấy của ông cũng sớm héo úa như những bông hoa chưa kịp nở đã tàn.

Với văn chương, chất liệu đầu liên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn chương không ai khác chính là những con người của cuộc sống. Đọc tác phẩm ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngõ ngách nội tâm hiểu đúng hơn và hiểu nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú bí ẩn bị bề ngoài bao phủ.

Học văn hay làm văn, viết văn cũng vậy thôi. Cũng là để nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống và con người. Bản chất của cuộc sống cũng là bản  chất của con người. Mỗi người khi chấp nhận con đường về nghiệp văn tức là đã chấp nhận đương đầu với thử thách. khó khăn để sống đúng và hiểu đúng hơn về con người, về cuộc đời. Chính vì thế mà văn học đã lựa chọn cuộc đời làm người bạn đồng hành tri âm của mình. Và cũng chính vì lẽ đó mà văn học phài là nhân học, chứ không nào khác được.

Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì đã đủ chưa? Văn học cung cấp bấy nhiêu mảnh đời, bấy nhiêu số phận không đơn giản chỉ để mỗi độc giả nhận ra mình qua từng mảnh đời, số phận đó. Văn học là nhân học và vì thế văn học không chỉ thực hiện chức năng nhận thức, còn phải làm tốt cả chức năng giáo dục. Học văn là học cách làm người. Và học cách làm người tức là học về cái tốt, cái đẹp và cái thật không phải lúc nào văn học cũng đề cao cái tốt đẹp. Cũng có lúc trong văn học xuất hiện những thằng cơ hội như Xuân tóc đỏ (Sốđỏ - Vũ Trọng Phụng), lưu manh như Chí Phèo (Chí Phèo - Nam cao), nham hiểm như Bá Kiến (Chí Phèo) và thậm chí dâm ô, trụy lạc như Nghị Hách (Giông tố - Vũ Trọng Phụng). Nhưng điều tác phẩm văn học muốn đề cập đến qua những nhân vật ác là con người phải biết loại bỏ, căm ghét và chống lại cái xấu, đừng để những cái xấu, cái ác như thế tồn tại trong cuộc đời. Điều đó cũng có nghĩa là văn học giúp người đọc hướng thiện và đi tới sự hoàn thiện mình.

Có thể nói Gorki đã đúng đắn khi đưa ra một định nghĩa về văn chương như vậy. Trở lại với ý kiến ban đầu của bài viết rằng đây là một phát hiện mới mà không mới của Goóc-ki. Nói không mới vì câu nói của ông đề cập đến bản chất của văn học - một vân đề mà nhiều người đã nêu lên và sau này Thạch Lam, Nam Cao hay Nguyễn Khải cũng từng đề cập. Xét theo một khía cạnh nào đó, M. Goóc-ki đã đề cập tới nhân vật trong phát biểu của mình. Văn học giúp con người tốt hơn thông qua nghệ thuật thể hiện nhân vật chứ không phải là ở những khái niệm lí lẽ thuần giáo huấn. Như vậy, giữa con người trong tác phẩm và con người trong cuộc đời có gì giống và khác nhau? Và sức sống của nhân vật điển hình mạnh như thế nào?

Câu hỏi trong lớp Xem thêm