Chứng minh rằng miền núi nước ta có địa hình khá đá dạng

1 câu trả lời

* Miền núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta (3/4 diện tích) và có sự phân hóa đa dạng.

- Gồm vùng núi cao trên 2000m, núi trung bình 1000 - 2000m, núi thấp dưới 1000m, các cao nguyên - sơn nguyên, vùng đồi trung du và bán bình nguyên.

- Địa hình mang tính phân bậc rõ rệt và gồm 2 hướng chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

- Vùng núi:

+ Vùng núi cao trên 2000m: tập trung chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc với độ cao trên 2000m (dãy Hoàng Liên Sơn); ngoài ra có các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, biên giới Việt -Trung Quốc (Kiều Li Ti, Pu Xai Lai Leng), núi Ngọc Linh ở Tây Nguyên... Hướng núi chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam.

+ Núi trung bình: điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và dãy Trường Sơn Nam, có độ cao khoảng 1000 - 2000m. Hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam.

+ Núi thấp: điển hình ở vùng núi Đông Bắc, có độ cao từ 600 - 700m đến 1000m. Hướng núi điển hình là vòng cung. Có 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

- Các cao nguyên sơn nguyên núi đá vôi điển hình ở vùng núi Tây Bắc, chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối các vùng núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

- Bề mặt các cao nguyên badan xếp tầng, có độ cao khác nhau ( 500 - 8000 - 1000m) phân bố ở vùng núi Tây Nguyên (Cao nguyên Play ku, Đăk Lak, Mơ Nông, Di Linh...)

- Vùng đồi trung du và bán bình nguyên: là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

+ Đồi trung du: phân bố ở rìa phía tây và phía bắc của đồng bằng sông Hồng.

+ Bán bình nguyên: thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ khoảng 200m

Câu hỏi trong lớp Xem thêm