Chứng minh rằng : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới năm 1986.

2 câu trả lời

Theo mô hình và con đường đi lên CNXH được Đại hội Đảng lần thứ IV xác định, trong thời kỳ 1986, bên cạnh những thắng lợi to lớn trong bảo vệ Tổ quốc và nhiều thành tựu đáng kể trong xây dựng đất nước, tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều sai lầm, yếu kém và lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Thực trạng đó của Việt Nam cùng với những chuyển biến sâu rộng của cục diện thế giới đã đặt ra cho Đảng vấn đề đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH...

Quá trình đi tới đường lối đổi mới của Đảng đã diễn ra qua nhiều trăn trở, tìm tòi, khảo nghiệm trong đó có 3 bước đột phá lớn.  Bước đột phá mở đầu là Hội nghị BCHTW làn thứ 6, khoá IV (8-1979) chủ trư­ơng bằng mọi cách làm cho sản xuất "bung ra"; không còn xem kế hoạch hoá là hình thức duy nhất để phát triển kinh tế; khẳng định sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với thị tr­ường. Bước đột phá thứ hai là Hội nghị Trung ư­ơng 8, khóa V (6- 1985) với chủ trư­ơng dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Bước đột phá thứ ba là Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8-l986 và cuối 1986) với "Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế": a) Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu t­ư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng đư­ợc phát triển có chọn lọc; b) Trong cải tạo XHCN, phải xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc tr­ưng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nư­ớc ta; c) Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm,  như­ng đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá, tiền tệ, dút khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá. Kết luận nói trên của Bộ Chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc định hư­ớng việc soạn thảo lại một cách căn bản Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng, Đại hội quyết định đư­ờng lối đổi mới toàn diện đất nư­ớc.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thê hiện ở ba mặt chủ yếu:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.

Dựa vào hình 6.1, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào ?

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lành thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyên dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm