Chứng minh: “ Không phải là một cái gì đó cố định và bất biến mỗi tác phẩm văn học mang ý nghĩa của một cuộc đối thoại cả về hình thức cũng như nội dung “

2 câu trả lời

mỗi ng suy nghĩ khác nhau cảm súc đọc khác nhau cảm nhận cũng vậy nên ko cố định và bất biến mỗi tác phẩm văn học mang ý nghĩa của một cuộc đối thoại cả về hình thức cũng như nội dung

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

 - Giới thiệu ý kiến

 - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

  - Cố định được giữ nguyên trạng thái, không di động, không biến đổi

  - Bất biến ở trạng thái không hề thay đổi, không phát triển; phân biệt với khả biến

  - Đối thoại là biểu hiện sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía bên này sang phía bên kia.

 2. Chứng minh

  - Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hình thức và qua hình thức tác phẩm. 

  - Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. 

- Trong tác phẩm văn học hình thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo. Bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó sẽ có nguy cơ hiểu lệch nội dung tác phẩm, biến nó thành những cái “tương đương xã hội học”.

 - Nói về một tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác." 

- Nhà văn Nga, Lê-ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”.

- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện của tác phẩm văn học: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, nhân vật, kết cấu, thể loại,…. (số từ trong văn Nam Cao, từ chỉ cảm giác trong văn Thạch Lam).

- Trong quan hệ nội dung – hình thức ở tác phẩm văn học thì nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức, quyết định sự lựa chọn phương tiện, phương thức sáng tạo tác nhẩm.

- Tất cả những yếu tố hình thức như ngôn ngữ kết cấu, thể loại,… đều nhàm phục vụ tốt nhất cho chức năng bộc lộ sinh động và sâu sắc của nội dung tác phẩm.

- Tuy nhiên, hình thức cũng có tính độc lập nhất định. Nó tác động trở lại với nội dung. Nó đòi hỏi nhà văn phải có sự tìm tòi, trăn trở để sáng tạo nên những gi có giá trị nghệ thuật cao nhất. 

C. Kết bài 

   - Đánh giá chung

   - Suy nghĩ của bản thân

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
22 giờ trước