Cho ví dụ thực tiễn về "Giải pháp xoá bỏ áp bức giai cấp"

2 câu trả lời

Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay

Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn đề này ở nước ta hiện nay cần quán triệt một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận sau:

Một là, phải bám sát điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đấu tranh giai cấp là một quá trình phức tạp trong sự vận động của lịch sử - xã hội, một xu thế tất yếu, khách quan của xã hội có giai cấp. Quá trình này không phụ thuộc vào việc người ta có quan niệm như thế nào về nó. Mà muốn đưa ra những kết luận khái quát đúng đắn về nó, cần phải nghiên cứu những sự kiện lịch sử cụ thể, phân tích sự vận động của các sự kiện lịch sử đó một cách tỉ mỉ, chi tiết với một thái độ khách quan, biện chứng. Những phân tích của C.Mác về các sự kiện lịch sử ở Pháp những năm 1848 - 1850, 1851 và 1871 đã chứng tỏ điều đó.

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo điều kiện để mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội có thể phát huy hết tiềm năng của mình, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh đó, có quan điểm cho rằng, không nên đặt vấn đề đấu tranh giai cấp vì nó sẽ dẫn đến phân tán lực lượng, chia rẽ lực lượng. Đây là một quan điểm không đúng, vì sự tồn tại của các thành phần kinh tế tức là còn sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có nghĩa là còn tồn tại các giai cấp trong xã hội, do vậy không thể loại bỏ đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp cũng là một tất yếu khách quan trong mọi xã hội có giai cấp. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng: xã hội Việt Nam hiện nay không còn sự khác biệt giai cấp, không còn mâu thuẫn giai cấp, không còn đấu tranh giai cấp. Nhưng, cũng sẽ là sai lầm nếu phân chia các giai cấp trong xã hội Việt Nam hiện nay thành hai lực lượng đối kháng về mặt lợi ích. Việc nhận thức đúng đắn tính chất, nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay sẽ giúp chúng ta xử lý một cách khoa học mối quan hệ xã hội - giai cấp, đưa sự nghiệp đổi mới tới thắng lợi.

Hai là, Việt Nam là nước đã giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân và sau khi có chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn phải tiếp tục trong điều kiện mới, với tính chất gay go, phức tạp, có mặt ngày càng gay gắt hơn. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân cũng thay đổi, từ mục tiêu tất cả để giành chính quyền chuyển sang mục tiêu cơ bản và chủ yếu là phát triển kinh tế nhằm giữ vững thành quả cách mạng. Do vậy, thực chất cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là phát triển lực lượng sản xuất đạt tới trình độ cao, đồng thời từng bước xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất. Bởi theo C.Mác, nguyên nhân sâu xa của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Nguyên nhân sâu xa ra đời giai cấp cũng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu khách quan đầu tiên để xã hội không còn tồn tại giai cấp, xóa bỏ giai cấp cũng là do lực lượng sản xuất phát triển tới trình độ rất cao. Trong khi Việt Nam hiện nay đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm thấp, tuy đã qua vài thập kỷ xây dựng, phát triển kinh tế nhưng trình độ lực lượng sản xuất vẫn còn thấp kém và phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là phát triển lực lượng sản xuất đạt tới trình độ cao. Bên cạnh đó, cần lựa chọn hình thức quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đa dạng, phức tạp của Việt Nam hiện nay.

Ba là, trong cơ cấu giai cấp - xã hội ở Việt Nam hiện nay, ngoài giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, còn có bộ phận tư sản, tiểu tư sản, các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội. Với kết cấu giai cấp đó, tất yếu nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và mâu thuẫn giữa sự phát triển tự giác (có mục đích, có điều khiển) theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Trong điều kiện đó, chính quyền giai cấp vô sản phải tiếp tục sử dụng phương pháp cách mạng không ngừng, sử dụng chuyên chính vô sản của mình để đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch, đồng thời định hướng chính trị cho phù hợp với mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta đã chọn. Hay nói cách khác, cần sử dụng tổng hợp, linh hoạt các hình thức đấu tranh, trong đó có hoà bình và bạo lực, giáo dục thuyết phục với pháp chế và hành chính. Sử dụng hình thức đấu tranh nào tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt, điều kiện mới hiện nay, không được cường điệu cuộc đấu tranh giai cấp, dẫn đến sự rụt rè, không dám đổi mới; đồng thời, không được coi nhẹ, xem thường đấu tranh giai cấp, dẫn đến mơ hồ, mất cảnh giác.

- Phát triển giáo dục , đào tạo

- Tránh những mâu thuẫn trong xã hội 

 -tránh những cuộc đấu tranh, tranh dành thuộc địa 

- Xây dựng đảng và xã hội chặt chẽ 

- Phát lại ruộng đất cho nông dân 

- Nâng cao sản xuất, xuất khẩu

- Phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
1 đáp án
1 ngày trước