Cho mình xin 1 vài vd về các phương châm hội thoại đi ạ ( mình ko dùng thành ngữ,ca dao,..) nhoa~

2 câu trả lời

Các phương châm hội thoại và ví dụ: 

+ Phương châm về lượng ( nói không htuwaf không thiếu đáp ứng đủ thông tin cho cuộc hội thoại ) 

Vd : Nam :" Na mấy tuổi rồi" 

       Na:" Sinh nhật hôm bữa của em vui lắm, cả gia đình em đi ăn và đi chơi ở siêu thị,.........." 

=> Vi phạm phương châm về lượng ( trả lời vòng vo không đúng trọng tâm" 

+ Phương châm về chất ( sự thật)

Vd : Com chim biết bơi 

=> Vi phạm phương châm về chất ( không phải sự thật ) 

+ phương châm quan hệ ( nói và trọng tâm, không lạc đề ) 

Vd: Mẹ Hoa :" Hôm nay con làm bài được mấy điểm?"

            Hoa: " Hôm nay trường con vui lắm mẹ, trên đường đi con gặp "

=> Vi phạm phương châm quan hệ ( nói sang chủ đề khác) 

+ Phương châm lịch sự ( phải giữ lịch sự, tế nhị trong lời ăn tiếng nói) 

Vd: Mẹ: " con về đi, đi chơi thế đủ rồi" 

     Con : " Bà là ai tôi không về" 

=> Vi phạm phương châm lịch sự ( Ngoi xưng hô chưa phù hợp)

+ Phương châm cách thức ( không nói lan man , ấp úng ) 

Vd : Cảnh sát : " Chị hãy cho chúng tôi biết hôm qua chị làm gì?"

       Hòa :" Tôi đi làm... không tôi ở nhà mới đúng..... không thật ra tôi đi chợ"

=> Vi phạm phương châm cách thức ( nói ko rành mạch ) 

@@@học tốt nhé !

Có `5` phương châm hội thoại (PCHT) chính gồm:

`1.` Phương chân về lượng:

Khái niệm: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp , không thiếu, không thừa.

VD:                        HỎI THĂM SƯ

Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm:
– A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
– Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con. – Thế sư ông già đi có chết không?
– Ai già lại chẳng chết!
– Thế sau này lấy đâu ra sư con?

`⇒` Những câu nói: "Được mấy cháu rồi? ; Thế sư ông già đi có chết không? ; Thế sau này lấy đâu ra sư con?" là lượng thông tin dư thừa, không cần thiết.

`2.` Phương châm về chất:

Khái niệm: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

VD:                        TRỨNG VỊT MUỐI

Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:

– Cùng là trứng vịt sao quả này lại mặn nhỉ?

– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.

– Thế trứng vịt muối ở đâu ra?

Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:

– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.       

`⇒` Câu trả lời của người anh: "Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao." là hoàn toàn không có bằng chứng xác thực.                   

`3.` Phương châm quan hệ:

Khái niệm: Khi giao tiếp, cần nói đúng về đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

VD:                        AI TÌM RA CHÂU MĨ?

Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:

– Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.

– Thưa thầy đây ạ!  – Hà chỉ trên bản đồ.

– Tốt lắm! Thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mĩ?

– Thưa thầy, bạn Hà ạ!

`⇒` Yêu cầu mà thầy muốn Bi trả lời là: Ông Cô-lôm-bô. Bi nói: "Bạn Hà" là không đúng vào đề tài giao tiếp.

`4.` Phương chân cách thức:

Khái niệm: Khi giao tiếp cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

VD:                                                                                               

Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:

– Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Lão cười nhạt bảo:

Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy ... Thế nào rồi cũng xong.

`⇒` Câu nói của lão Hạc: "Thế nào rồi cũng xong" còn mơ hồ.

`5.` Phương châm lịch sự:

Khái niệm: Khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

VD:                       

    Trong ngày lễ cưới của hai vợ chồng có mời những người bạn đến dự. Một trong những người đến dự bên nhà trai nói rằng: "cô dâu thật xấu".

`⇒` Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương chân lịch sự trong hội thoại là: " Nói giảm, Nói tránh". `⇒` Khi nói một người có ngoại hình xấu, ta nên nói: " cô ấy không đẹp lắm".

* Việc không tuân thủ các PCHT có thể bắt nguồn từ các nguyên nhâu sau:

`+` Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

`+` Người nói phải ưu tiên cho một PCHT hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

`+` Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm