Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó. (Ngữ văn 11,Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.95-96) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó. Câu 2: Hãy xác định và nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn một của văn bản. Câu 3: Bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng những nguồn ánh sáng nào? Cảm nhận của anh/chị về các chi tiết miêu tả ánh sáng của những ngọn đèn ở các câu văn in đậm trong đoạn trích. Câu 4: Những âm thanh được gợi tả nói lên điều gì về cuộc sống của những người dân nơi phố huyện? Câu 5: Cảnh vật trong “ Hai đứa trẻ” được miêu tả trong không gian và thời gian như thế nào ? Câu 6: Hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ) được miêu tả như thế nào ? Vì sao chị em Liên cố thức đợi tàu ? Câu 7: Ý nghĩa của đoàn tàu trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ (Thạch Lam) ?

1 câu trả lời

Câu 1/

Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm "Hai đứa Trẻ" của Thạch Lam

Thạch Lam là cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn. Theo Thạch Lam: văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn."

Câu 2/

Đoạn thứ nhất sử dụng biện pháp liệt kê, tác giả liệt kê các hình ảnh sau khi chợ tan: rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía,...Nhằm nhấn mạnh không gian tiêu điều, xơ xác của phố huyện

Câu 3/

Bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng những nguồn sáng: là những“khe sáng” lọt ra từ các ngôi nhà, “quầng sáng” lay động trên ngọn đèn của chị Tí, những “hột sáng” của những ngọn đèn vặn nhỏ, ánh sáng từ bếp lửa của bác Siêu và ánh sao, ánh đom đóm.

>> Ánh sáng nhạt nhòa, yếu ớt, không đủ sức chiếu sáng. Ánh sáng chập chờn ấy chỉ tô đậm thêm cái tối tăm, mù mịt của màn đêm nơi phố huyện nghèo, biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé, mong manh và lay lắt ở phố huyện, là sự bế tắc, quẩn quanh của xã hội thực dân nủa phong kiến.

Câu 4/

Những âm thanh được gợi tả nói lên không gian tù túng, nghèo nàn, quẩn quanh và những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt nơi phố huyện.

Câu 5/

- Không gian: chợ họp đã vãn từ lâu, mùi ẩm ẩm bôc lên

- Thời gian: chiều tà

Câu 6/

 Hình ảnh đoàn tàu được miêu tả với ánh sáng “toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường… đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”, âm thanh tiếng còi xe lửa kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi, tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào, tiếng còi rít lên.

 Chị em Liên cố thức đợi tàu vì chuyến tàu mang kí ức tuổi thơ về những ngày tháng sung sướng, đầy đủ, hạnh phúc. Chuyến tàu còn mang khát khao về một cuộc sống tốt đẹp hơn của chị em Liên đối lập với cuộc sống tù túng nơi phố huyện.

Câu 7/

 Hình ảnh đoàn tàu đêm mang ánh sáng là ánh sáng của khát vọng, là ánh sáng của cuộc sống đủ đầy mà Liên hằng mong ước. Thể hiện tinh thần nhân đạo của Thạch Lam, tin vào sức trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn con người.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm