Cho em xin các dạng đề văn nghị luận lớp 9 kì 1 với ạ

1 câu trả lời

Đây là 2 dạng nghị luận của lớp 9:

1. Kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Mở bài: Giới thiệu về vấn đề, hiện tượng đời sống mà đề cần bàn luận.

- Thân bài:

+ Giải thích, nêu thực trạng về hiện tượng, đời sống mà đề đã cho.

  • Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. 
  • Nêu thực trạng của hiện tượng, đời sống đó từ thực tế cuộc sống, cần nêu dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông.
  • Dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu, xuất hiện vào thời gian nào, diễn ra ở quy mô nào, đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao,...

+ Nêu nguyên nhân và lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng, đời sống mà đề yêu cầu:

  • Nguyên nhân khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Những ảnh hưởng của phim ảnh, intrernet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến,...
  • Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa.

+ Nêu hậu quả của hiện tượng:

  • Làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"..., tác động không tốt đến giới trẻ.
  • Bản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận xã hội,...

+ Giải pháp khắc phục:

  • Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp.
  • Những hình ảnh phản cảm cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khác, nhắc nhở,...

- Kết bài: Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng, đời sống mà đề yêu cầu.

  • Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp nững giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí của lối sống đẹp và nhân văn.
  • Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.

2. Kiểu bài văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vào vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận mà đề đã cho.

- Thân bài:

  • Giải thích những nội dung, từ khóa quan trọng:
  • Cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói về tư tưởng, đạo lí đã cho.

+ Bàn luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề đã cho:

  • Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh.
  • Phê phán những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.

+ Mở rộng vấn đề về tư tưởng, đạo lí mà đề đã cho như sau:

  • Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
  • Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
  • Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại, nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

+ Bài học nhận thức và hành động:

  • Phải là bài học nhận thức và hành động theo hướng tích cực.
  • Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được...). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

- Kết bài:

+ Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lý đã bàn luận.

+ Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.