Cho e hỏi cách học NLXH hiệu quả để ôn thi THPT quốc gia ak. E cảm ơn

2 câu trả lời

bạn cần nắm rõ nhất về ''dàn ý nghị luận xã hội'' , chú trọng cao đến phần thân bài . bên cạnh đó thì nên tham khảo đọc nhiều văn mẫu sẽ jup bn có tư duy tốt hơn

Kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

A. MỞ BÀI:

- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

B. THÂN BÀI:

1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.

- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.

- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.

2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)

a. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.

- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.

- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

b. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?

- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.

- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:

- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.

- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

C. KẾT BÀI:

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.

- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

A. MỞ BÀI:

- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận

- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ

B. THÂN BÀI:

1. Giải thích hiện tượng đời sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.

- Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.

2. Bàn luận về hiện tượng đời sống: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)

- Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận

- Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.

- Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)

Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động. (Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng.)

C. KẾT BÀI:

- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận

- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

2 lượt xem
1 đáp án
7 giờ trước