Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
2 câu trả lời
Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm => có Cu2+
Cu2+ + 2OH– → Cu (OH)2
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH–
Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 => có Fe3+
Fe3+ +3OH– → Fe(OH)3 màu nâu đỏ.
Lấy một ít dung dịch, nhò từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+
Ba2+ + SO2– → BaSO4↓
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Thêm dung dịch $KOH$ vào dung dịch A :
$Fe^{3+} + 3OH^- \to Fe(OH)_3$
→ Xuất hiện kết tủa nâu đỏ → có $Fe^{3+}$
$Cu^{2+} + 2OH^- \to Cu(OH)_2$
→ Xuất hiện kết tủa xanh lam → có $Cu^{2+}$
Thêm dung dịch $K_2SO_4$ vào :
$Ba^{2+} + SO_4^{2-} → BaSO_4$
→ Xuất hiện kết tủa trắng → có $Ba^{2+}$