Cho đề bài: Phân tích nhân vật ông Sáu trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" Lập dàn ý cho đề bài trên (càng chi tiết càng tốt)

2 câu trả lời

dàn ý

Mở bài

Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn chuyên viết về cuộc sống  con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ cũng như trong hoà bình.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tôn.

Truyện thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Ông Sáu là một trong những nhân vật chính của tác phẩm. Ông có nhiều phẩm chất cao đẹp. Phân tích nhân vật này, chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp của người chiên sĩ, người cha trong cuộc kháng chiến chông Mĩ.

Thân bài

Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật

  • Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chống Mĩ.

  • Ông ra đi đánh giặc năm 1946 mãi đến năm 1954, ông mới được về thăm quê một vài ngày.

  • Ngày ông đi, đứa con gái của Ông mới một tuổi. Khi con gái lên 9, ông mới gặp lại con.

  • Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc. Ông nhận nhiệm vụ ở lại miền Nam hoạt động bí mật.

Hoàn cảnh của ông Sáu cũng chính là hoàn cảnh của biết bao người dân Nam Bộ trong chiến tranh. Chiến tranh gây ra biết bao cảnh chia lìa. Những người dân lao động bình thường đã sẵn sàng xa gia đình, quê hương để lên đường tham gia kháng chiến.

Ông Sáu là người có tình yêu quê hương, đất nước

  • Yêu quê hương, đất nước, ông sẵn sàng xa gia đình ra đi chiên đấu để bảo vệ quê hương.

  • Tình yêu quê hương đất nước đã giúp ông vượt qua những năm tháng gian khổ, thiếu thôn: trong những ngày ở rừng, ở khư căn cứ, bị giặc khủng bố liên miên, ông đã cùng đồng đội phải ăn bắp, ăn mì thay cơm… cái chết bủa vây. Đạn bom của kẻ thù không biết sẽ cướp đi mạng sông của mọi người bất kì lúc nào, ông vẫn luôn kề vai sát cánh cùng đồng đội trong chiến đấu.

  • Ong đã hi sinh vì quê hương, đất nước trong một trận càn lớn của quân Mĩ – nguy.

Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiên sĩ, đồng bào ta sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì đất nước.

Ông Sáu là người có tình yêu con tha thiết

Tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con được thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà và khi ông ở trong rừng tại khu căn cứ.

* Tình yêu của ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê.

  • Tình yêu con tha thiết thể hiện qua tâm trạng, hành động của ông Sáu khi ông được về thăm nhà: Đến lúc dược về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh; không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lẽn, xô chiếc xuồng tạt ra; Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: Thu! con. Giọng lặp bặp run run: ba đây con!.

Phải là người yêu con, nhớ con tha thiết, ông Sáu mới có tâm trạng, hành động và những lời nói như vậy.

  • Tình yêu con tha thiết thể hiện qua những ngày ông ở nhà, và ngày ông lên đường.

+ Ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con: Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào củng vỗ về con.

+ Trước khi đi anh muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chí đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.

+ Khi con gái ôm chặt lấy anh, Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.

Còn gì cảm động hơn khi lúc con gái nhận ra ông thì lại là lúc hai cha con phải chia tay. Có lẽ độc giả sẽ không bao giờ quên cảnh chia tay đặc biệt đó.

* Tình yêu con tha thiết của ông Sáu thể hiện sâu sắc khi ông ở căn cứ.

-Những ngày ở rừng khu căn cứ lúc nhớ con, anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh.

-Khi có được mảnh ngà voi, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một dứa trẻ được quà. Bằng tình yêu thương của người cha, ông Sáu đã từng ngày từng ngày ngồi cưa mảnh ngà thành một chiếc lược dài độ hơn một tấc. Trôn sông lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Những đèm nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thèm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Chiếc lược ngà đã trở thành vật quý giá thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đôi với đứa con xa cách… nhưng rồi, một tình cảnh đau thương đã đến với cha con ông Sáu: Ông đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, không còn dủ sức trăng trối lại diều gì, hình như là chí có tình cha con là không thể chết dược, anh đưa tay vào túi, móc cây lược dưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

Kết bài

Qua phân tích, ta thấy ông Sáu là người dân Nam Bộ hiền lành chất phác.

-Với lòng yêu quê hương đất nước cao đẹp, ông sẵn sàng xa gia đình, xa đứa con gái yêu quý của mình lên đường đi kháng chiến.

-Ông còn là người có lòng yêu con tha thiết, sâu nặng. Tình cảm của ông dành cho con không có gì sánh nổi.

-Câu chuyện không chỉ nói lôn tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thìa những đau thương, mất mát, éo le mà chiên tranh đã mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

Sức hấp dẫn của truyện còn bởi tác giả xây dựng được cốt, truyện chặt chẽ, có những yêu tô’ bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện còn thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả thật sắc sảo.

Mỗi một nhà văn đều có cho mình một vùng đất để thương, để nhớ. Là Nguyễn Trung Thành viết về Tây Nguyên đại ngàn dẫu chìm trong đau thương vẫn sáng ngời ý chí đấu tranh, là Kim Lân luôn khắc khoải mảnh đất nông thôn Bắc Bộ nơi có những con người chân chất thật thà, và là Nguyễn Quang Sáng yêu mảnh đất Nam Bộ trong từng hơi thở. Hoạt động ở chiến trường từ thời kháng chiến chống Pháp khiến ông thấu hiểu và luôn hướng ngòi bút đến cuộc sống con người Nam Bộ. Chính lẽ đó, ông đã khắc họa nên hình tượng nhân vật Ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” với đủ đầy những tính chất con người Nam Bộ - Yêu kháng chiến và yêu con như sinh mệnh.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 khi Nguyễn Quang Sáng đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong những ngày tháng kháng chiến chống Mỹ khốc liệt nhất. Được rút ra từ tập truyện cùng tên, truyện ngắn được kể theo ngôi kể của bác Ba, chính thế vừa đảm bảo tính mạch lạc và khách quan cho mạch truyện.

Ngày đất nước xảy ra chiến tranh, ông Sáu cùng những thanh niên, cánh đàn ông khác xung phong ra chiến trận. Ngày ông xa quê ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc quê hương, bé Thu con ông chưa đầy một tuổi. Từ đấy, ông bám trụ vào những bức ảnh hiếm hoi của đứa con thơ dại như một điểm tựa tinh thần mà mỗi lần vợ ông liều mình ra tiền tuyến thăm chồng vì thương nhớ

Được nghỉ phép ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn ba ngày, ông Sáu trở về nhà ngay bởi ông đã khao khát cái thời khắc này từ lâu. Ông nhớ nhà, nhớ vợ nhưng nhớ hơn cả là đứa con gái nhỏ của mình, ông chờ đợi khoảnh khắc này cũng đằng đẵng tám năm ròng “Cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh”. Trong giây phút đoàn tụ, từ khoảnh khắc đầu tiên bằng linh cảm của một người cha và sự thiêng liêng khó tả của tình thân, ông đã nhận ra ngay đứa con thơ tám năm dài cách biệt “ Đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bên, anh nhún chân nhảy thót lên”.

Khao khát muốn nhanh chóng gặp con “anh bước vội những bước dài”, “vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con”. Tám năm nay, ông chỉ dựa vào ngày đoàn tụ này như động lực để bản thân chiến đấu, ông cất tiếng gọi con trìu mến “Thu! Con” thế nhưng đáp lại ông là thái độ ngơ ngác, lạ lùng của bé Thu. Ông vẫn kiên trì, giọng lắp bắp, run run: “Ba đây con”.

Sự mong nhớ con kìm nén bấy lâu dằn vặt ông mỗi ngày nay đã được giải tỏa bởi đứa con đang đứng trước ông, là bé Thu bằng da bằng thịt. Nỗi xúc động ấy đã làm vết sẹo dài trên má phải của ông đỏ ửng lên. Khiến bé Thu sợ hãi: “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên”. Tất cả diễn ra ngoài dự đoán, nỗi thất vọng như bám chặt lấy tâm can ông mà dày xé “Nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

Ba ngày ông ở nhà còn đau lòng, thất vọng và bất lực hơn cả lúc ở tiền tuyến mong con. Ông càng cố gần gũi, bù đắp kéo sát khoảng cách tám năm xa cách, thế nhưng “Càng vỗ về con bé càng đẩy ra”. Ra sức bù đắp cho con những thiếu thốn về tinh thần trong những tháng ngày không cha bên cạnh, đứa nhỏ lại càng trở nên cự tuyệt.

Bất lực là thế ông chỉ có thể “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Ông cười nụ cười bất lực, từng giây từng khắc ở chiến trường ngóng trông ngày đoàn tụ, tất cả những gì ông nhận được là sự xa lánh từ con. Tuy thế, ông vẫn luôn tận tình chăm sóc con, tận tình quan tâm bằng cả tình thương.

Trong bữa cơm, ông gắp cho con miếng trứng cá to vàng, được xem là phần ngon nhất của miếng cá thế nhưng bé Thu vẫn kháng cự đến cùng. Nó hất cái trứng ra khỏi chén khiến cơm văng tung tóe khắp cả mâm, vì quá tức giận ông Sáu vung tay đánh vào mông nó và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”. Sự đau đớn trong hai ngày vừa qua khiến ông bộc phát đến đỉnh điểm, càng đau đớn khi chỉ còn một đêm nữa ông phải trở về căn cứ, rời xa vợ và con để tiếp tục chiến đấu.

Khoảnh khắc đoàn viên trở nên ngắn đến lạ, ba ngày trôi qua làm thế nào cũng chẳng bì được với những mất mát mà khoảng trống tám năm mang đến. Tưởng rằng ba ngày ấy sẽ giúp anh sống trong tiếng cười rộn vang ngôi nhà nhỏ, trong những bữa cơm chiều ấm áp thơm nồng vị bếp quê. Ông nỗ lực kéo con lại gần để bù đắp những tháng ngày ấm áp mà chiến tranh đã lạnh lùng cướp đi thì con bé lại càng lạnh lùng với ông như người dưng.

Giờ chia tay đã điểm, ông Sáu bận thu xếp đồ đạc rồi tiếp đón bà con, họ hàng đến tiễn chân rất đông vào lúc này nên ông không còn thời gian chú ý đến đứa con gái nhỏ của mình nữa. Ngay thời khắc chuẩn bị lên đường, bé Thu chạy đến ôm chầm lấy cổ ông và cất tiếng gọi ba. Một chữ đơn giản nhưng dường như là khát khao cả đời của ông. “Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt”.

Giọt nước mắt của ông kết tinh muôn vàn cảm xúc, là cảm động vì đứa con dại tám năm xa cách đã từng chống cự quyết liệt nay lại ấm áp gọi một tiếng “ba”, là quyến luyến vì thời khắc chia ly đã cận kề, gia đình từ nay lại mang nỗi thống khổ chia xa và vì tình thân đang rung lên từng hồi bên trong ngực trái. Giá mà thời gian có thể ngưng đọng, anh và con có thể sống mãi trong vòng tay ấm áp này. Anh ôm chặt con cho thỏa những nhớ mong mà bom đạn chiến tranh gây nên.

Mang theo lời hứa mua tặng cho con chiếc lược ông trở về căn cứ, tìm được khúc ngà ông hớt hải chạy về làm ngay cho con một chiếc lược. Tình yêu của ông dành cho con len lỏi vào từng chi tiết nhỏ, đan cài ngày một lớn dần hình hài nên được cây lược. Tình yêu của ông dành cho con cao cả đến thiêng liêng ở “hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc cho con từng nét”: “Yêu nhớ tặng con Thu của ba”. Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình cha con bất diệt, tình phụ tử thiêng liêng đến lúc mất ông vẫn giữ kĩ bên mình rồi nhờ đồng đội trao cho con. Có lẽ chiếc lược còn mang thông điệp rằng dẫu ông không tồn tại, tình yêu của ông dành cho con vẫn mãi mãi trường tồn.

Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa nên hình tượng nhân vật ông Sáu với đủ đầy những nét đặc trưng của con người Nam Bộ - Yêu Cách mạng và yêu con đến da diết. “Chiếc lược ngà” còn là câu chuyện về tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt không những của ông Sáu, bé Thu mà còn là hàng vạn những gia đình bị tước đi quyền được hạnh phúc vì bom đạn chiến tranh.

cho 5* với cảm ơn nha :)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm