Cho biết quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu
1 câu trả lời
1. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
a. Hoàn cảnh ra đời.
- Nhằm tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật giữa Liên Xô và các nước Đông Âu trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập gồm có Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, sau thêm Cộng hòa Dân chủ Đức, Mông cổ, Cu Ba, Việt Nam.
b. Tác dụng
Góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nhằm nâng cao đời sống nhân dân của các nước thành viên.
c. Hạn chế
- “Khép kín cửa”, không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới đang ngày càng “quốc tế hóa” cao độ, nặng về trao đổi hàng hóa mang tính chất “bao cấp”, phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành chưa hợp lí.
- Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, theo quyết định của các nước thành viên ngày 28-6-1991, khối SEV chấm dứt hoạt động.
2. Tổ chức liên minh phòng thủ Vacsava
a. Hoàn cảnh ra đời
- Nhằm bảo vệ nền hòa bình an ninh của Liên Xô và các nước Đông Âu, chống lại âm mưu gây chiến tranh xâm lược của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu.
- Ngày 14-5-1955, “Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ” giữa Liên Xô và các nước Đông Âu được kí ở Vacsava.
b. Vai trò và tác dụng
- Thực chất là một khối liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa các nước XHCN, duy trì hòa bình và an ninh ở châu Âu.
- Góp phần tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang cua các nước thành viên, tạo nên thế chiến lược cân bằng về sức mạnh quản sự giữa các nước XHCN với các nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thập niên 70.
- Sau những biến động to lớn về chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh. Tổ chức Vasava ngừng hoạt động vào ngày 31-3-1991
Chúc bạn học tốt