chỉ ra 1 vài điểm tương đồng và khác biệt về Số phận và tính cách của người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước 1945 qua nhân vật Mị (vcap), chị dậu (tắt đèn) và thị nở (chí phèo) mik cám ơn trc nhiều. mình đang làm một bài thuyết trình về so sánh nhưng ko hiểu. các bạn giúp mình với. cám ơn nhiều
2 câu trả lời
*Bạn tham khảo nha, mình xin phép được gạch ý cho bạn dễ hình dung ạ*
1, Điểm tương đồng
a, Số phận
- Không được quyết định số phận, cuộc đời và hạnh phúc của mình
+ Mị bị người ta bắt về làm vợ, không được đi chơi, phải làm trâu làm ngựa cho nhà chồng,...
+ Chị Dậu thì bị số phận nghèo khó mà phải bán con, bán chó, nhún nhường cam chịu
+ Thị Nở: vì người cô mà bỏ rơi Chí phèo và bỏ rơi con mình ở cuối truyện
- Số phận bế tắc:
+ Mị vì bế tắc mà quyết định vùng lên bỏ trốn sau những tháng ngày đau khổ, không thể trốn thoát
+ chị Dậu vì thiếu tiền mà khổ sở thậm chí phải đánh lại với cai lệ để bảo vệ chồng
+ thị Nở: không nuôi được con, lại xấu xì và bị ruồng rẫy nên bỏ rơi con.
b, Phẩm chất:
- giàu tình yêu thương
+ Mị thương bố mẹ, thương bản thân mình, thương A Phủ tội nghiệp
+ chị dậu thương chồng mà dám đứng lên cai lệ và người nhà lí trưởng
+ thị Nở yêu và chăm sóc cho chí phèo- người mà cả xã hội tránh xa
- Tinh thần phản kháng để giành được hạnh phúc
+ Mị vùng lên bỏ trốn, giành được hạnh phúc
+ chị dậu đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng
+ thị nở chấp nhận và yêu chí phèo, vượt qua rào cản xã hội
2, Điểm khác nhau
a, Số phận
- Mị bị bắt về làm vợ, vì bố mẹ mà ở lại làm việc trả nợ, làm trâu làm ngựa cho nhà chồng, không được sống cuộc sống như những cô gái khác, bị đánh trói lên cột.
- chị dậu: nghèo, thiếu sưu, chồng bị lôi ra đình đánh trói, bán con bán chó vẫn không đủ tiền đóng sưu.
- thị nở: bị xã hội ruồng rẫy vì xấu xí, bà cô bắt bỏ Chí Phèo, phải bỏ con do mình đẻ ra
b, Tính cách
- Mị: hiếu thảo, cam chịu, nhẫn nhục, đã từng bế tắc sống như kẻ vô hồn nhưng rồi khao khát được sống nên quyết tâm bỏ trốn
- thị nở: yêu thương chí phèo, người cùng cảnh ngộ nhưng lại nhu nhược nghe theo người cô
- chị dậu: yêu thương chồng, hy sinh vì chồng, đánh lại cai lệ cũng vì chồng.
Chào em, em tham khảo nhé:
1, Điểm tương đồng
a, Số phận
- Không được quyết định số phận, cuộc đời và hạnh phúc của mình
+ Mị bị người ta bắt về làm vợ, không được đi chơi, phải làm trâu làm ngựa cho nhà chồng,...
+ Chị Dậu thì bị số phận nghèo khó mà phải bán con, bán chó, nhún nhường cam chịu
+ Thị Nở: vì người cô mà bỏ rơi Chí phèo và bỏ rơi con mình ở cuối truyện
b, Phẩm chất:
- giàu tình yêu thương
+ Mị thương bố mẹ, thương bản thân mình, thương A Phủ tội nghiệp
+ chị dậu thương chồng mà dám đứng lên cai lệ và người nhà lí trưởng
+ thị Nở yêu và chăm sóc cho chí phèo - người mà cả xã hội tránh xa
2, Điểm khác nhau
a, Số phận
- Mị bị bắt về làm vợ, vì bố mẹ mà ở lại làm việc trả nợ, làm trâu làm ngựa cho nhà chồng, không được sống cuộc sống như những cô gái khác, bị đánh trói lên cột.
- chị dậu: nghèo, thiếu sưu, chồng bị lôi ra đình đánh trói, bán con bán chó vẫn không đủ tiền đóng sưu.
- thị nở: bị xã hội ruồng rẫy vì xấu xí, bà cô bắt bỏ Chí Phèo, phải bỏ con do mình đẻ ra
b, Tính cách
- Mị: hiếu thảo, cam chịu, nhẫn nhục, đã từng bế tắc sống như kẻ vô hồn nhưng rồi khao khát được sống nên quyết tâm bỏ trốn
- thị nở: yêu thương chí phèo, người cùng cảnh ngộ nhưng lại nhu nhược nghe theo người cô
- chị dậu: yêu thương chồng, hy sinh vì chồng, đánh lại cai lệ cũng vì chồng.
=> Điểm khác nhau cơ bản nhất của họ là:
- Mị đã vùng lên tìm lối thoát và đã tìm thấy được hướng đi cho mình (rời bỏ Hồng Ngài, đi theo APhủ, đi theo tiếng gọi kháng chiến, giaiar thoát bản thân).
- Thị Nở và Chị Dậu không tìm ra lối thoát cho mình.
+ Chị Dậu có vùng lên để phản kháng, nhưng đó là sự phản kháng mang tính chất tức thời, không dứt khoát và không đem lại kết quả gì. Cuối cùng Chị vẫn sống trong "bầu trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị".
+ Thị Nở chỉ thoáng hiện lên ý nghĩ sẽ đón nhận Chí Phèo nhưng vừa bị xã hội phản đối đã yếu đuối đầu hàng ngay.
=> Đó là sự khác nhau cơ bản giữa văn học trước 1945 và văn học sau 1945. Từ 1945, Cách mạng tháng Tám thành công dẫn đến những thay đổi trong tư tưởng văn chương, từ đây đất nước mới tìm ra hướng đi và các nhà văn cũng tìm thấy con đường giải thoát cho các nhân vật. Trước 1945, đất nước vẫn chìm trong thời kì đen tối, vì vậy mà các nhà trí thức, vẫn chưa tìm thấy hướng đi cho các nhân vật của mình.