Chất liệu văn học dân gian của khổ thơ đầu bài đất nước

1 câu trả lời

- Chất liệu văn hoá dân gian qua các thể loại văn học dân gian, các sản phẩm văn hoá về phong tục,sản xuất , đặc biệt là ý nghĩa phồn thực của chúng làm nên bản sắc văn hoá dân tộc.

- Cụm từ “ngày xữa ngày xưa” là mô tuýp mở đầu quen thuộc của truyên dân gian. Hai hình ảnh “miếng trầu” bà ăn và “búi tóc” sau đầu của mẹ gợi ra nhiều ý nghĩa .

- Gắn với mái tóc người phụ nữ có bao nhiêu câu tục ngữ ,ca dao: “Hàm răng mái tóc là góc con người”; “Tóc ngang lưng vừ chừng em búi/ Để chi dài bối rối lòng anh ”…

- Hay tục ăn trầu gắn với miếng trầu đã kết tinh trong nó bao nhiêu giá trị sâu xa .Miếng trầu nhỏ nhắn nhưng không thể thiếu  trong các nghi lễ trang trọng: hỏi cưới, giỗ chạp. Miếng trầu là vật xã giao: “miếng trầu là đầu câu chuyện”; miếng trầu kết duyên tình nghĩa vợ chồng, anh em: “miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người”; miếng trầu còn là vật giao duyên  tình chồng –vợ “Trầu này trầu tính trầu tình/ trầu loan trầu phụng, trầu mình lấy ta…”

- Các hình ảnh “cái kèo cái cột, hạt gạo” là sản phẩm văn hoá vật chất gắn với thói quen ở- ăn của người Việt và cả nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

- Cụm từ “gừng cay- muối mặn” không chỉ phản ánh văn hoá “ẩm thực” của dân tộc ta mà còn gợi ra lối sống tình nghĩa thuỷ chung ,được khai thác qua các câu ca dao- dân ca : “Tay bưng đĩa muối chấm gừng/ Gừng cay,muối măn xin đừng quên nhau”; hoặc: “Muối đã mặn ngàn năm còn mặn / Gừng đã cay muôn thuở còn cay…”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm