Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có. Hắn nghĩ thế và buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hy sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ". Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương, có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Và lại hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ con thì còn mong làm nên trò gì nữa?... (Trích Đời thừa – Tuyển tập Nam Cao – tập 2 - NXB Văn học, 1999, tr. 8-9) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định ba phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Văn bản thuộc mảng đề tài nào trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về “kẻ mạnh” trong câu “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.” Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị

1 câu trả lời

C1.  PTBĐ tự sự, biểu cảm, nghị luận

C2.  Người tri thức nghèo và người nông dân nghèo

C3. Kẻ mạnh mà tác giả muốn nói đến ở đây là những người có tài năng, người giỏi giang họ dùng chính sự tài giỏi của mình để giúp đỡ người khác hơn là giẫm đạp lên những kẻ yếu.

C4.  Con người chúng ta cần phải có tình yêu thương với mọi người xung quanh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm