Câu hỏi 17: Theo quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên một dòng điện thẳng đặt trong từ trường thì ngón tay giữa hướng theo A. Không hướng theo hướng nào trong ba hướng trên. B. Chiều của dòng điện. C. Chiều của đường sức từ. D. Chiều của lực điện từ. Câu hỏi 18: Nếu tăng HĐT ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ A. tăng lên 100 lần. B. Giảm đi 100 lần. C. tăng lên 200 lần. D. giảm đi 10000 lần. Câu hỏi 19: Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được A. Giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều. B. Giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều. C. Hiệu điện thế ở hai cực mọt pin. D. Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều. Câu hỏi 20: Gọi N1 và N2 lần lượt là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế. Trường hợp nào ta không thể có A. N1 có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn N2. B. N1>N2 C. N1=N2 D. N1<N2 Câu hỏi 21: Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ? A. Quy tắc nắm tay phải. B. Quy tắc nắm tay trái. C. Quy tắc bàn tay phải. D. Quy tắc bàn tay trái. Câu hỏi 22: Hãy chọn câu trả lời sai Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là A. Từ thông qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín là biến thiên. B. Số đường sức từ tiết diện S của cuộn dây kín thay đổi. C. Từ trường xuyên qua cuộn dây dẫn kín là từ trường rất mạnh. D. Từ trường xuyên qua cuộn dây dẫn kín là từ trường biến thiên. Câu hỏi 23: Trong máy phát điện xoay chiều có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây thì A. Phần quay gọi là Stato. B. Nam châm quay mới tạo ra dòng điện xoay chiều. C. Nam châm tạo ra từ trường D. Cuộn dây tạo ra từ trường. Câu hỏi 24: Một máy biến thế dùng để hạ hiệu điện thế từ 500V xuống còn 250V. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng. Biết cuộn dây sơ cấp có 100 vòng. Chọn kết quả đúng A. 1250 vòng B. 250V. C. 200 vòng D. 50 vòng Câu hỏi 25: Một máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như sau A. Một cuộn dây quay trong từ trường của một nam châm đứng yên . B. Một cuộn dây và một nam châm quay cùng chiều quanh cùng một trục. C. Hai cuộn dây quay ngược chiều nhau quanh một nam châm. D. Hai nam châm quay ngược chiều nhaủơ quanh một cuộn dây. Câu hỏi 26: Trong máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm khi hoạt động thì nam châm có tác dụng gì? A. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. B. Tạo ra từ trường. C. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm. D. Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. Câu hỏi 27: Từ trường tác dụng lực lên vật nào sau dây đặt trong nó A. Quả cầu bằng đồng. B. Quả cầu bằng kẽm. C. Quả cầu bằng niken. D. Quả cầu bằng gỗ. Câu hỏi 29: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 10 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ A. Giảm đi 10 lần. B. Giảm đi 20 lần. C. Tăng lên 20 lần. D. Tăng lên 10 lần. Câu hỏi 30: Khi cho dòng điện một chiều không đổi chạy vào cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp A. xuất hiện dòng điện xoay chiều. B. không xuất hiện dòng điện nào cả. C. xuất hiện dòng điện một chiều biến đổi. D. xuất hiện dòng điện một chiều không đổi. Câu hỏi 32: Máy phát điện xoay chiều phát ra dòng điện xoay chiều khi A. Cuộn dây quay,nam châm đứng yên. B. Câu A, B đều đúng C. Nam châm quay,cuộn dây đứng yên D. Nam châm và cuộn dây đều quay

1 câu trả lời

17.B

18.D

19.D

20.C

21.A

22.B

23.C

24.D

25.A

26.B

27.D

28.C

29.A

30.A

31.C

32,D

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước