Câu 8: a, Một bạn muốn đo thể tích của một viên phấn bằng bình chia độ, theo em có thể thực hiện được bằng việc đó không? Nếu được , hãy nêu một phương án mà em cho là hợp lí nhất. b, Một bình đựng đầy 7 lít xăng, chỉ dùng 2 bình loại 5 lít và 2 lít, làm thế nào để lấy được 1lít xăng từ bình 7 lít trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ. Câu 9: Một vật có khối lượng 2 tạ. a, Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là bao nhiêu? b, Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m, độ cao 3 m thì lực kéo vật là bao nhiêu? ( Bỏ qua lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). c, Nếu kéo vật lên cao bằng hệ thống ròng rọc gồm ròng rọc động và ròng rọc cố định để được lợi 8 lần về lực ta làm như thế nào? Vẽ hình minh họa? ( Bỏ qua lực ma sát giữa ròng rọc và dây). Câu 10: Có 100 viên gạch mỗi viên có khối lượng 2kg . Lực kéo trung bình của một người công nhân là 500N a) Tính trọng lượng của số gạch trên. b) Cần ít nhất bao nhiêu người công nhân để kéo số gạch đó lên cao theo phương thẳng đứng. c) Nếu chỉ có một người công nhân muốn kéo số gạch đó lên anh ta cần dùng một hệ thống PaLăng gồm bao nhiêu ròng rọc cố định và bao nhiêu ròng rọc động. d) Nếu có hai người công nhân kéo số gạch trên theo mặt phẳng nghiêng lên cao 3m thì cần dùng tấm ván dài bao nhiêu mét.

1 câu trả lời

Ex 8.

a/ - Ta có thể đo được thể tích viên phấn bằng BCĐ.

*Cách thực hiện:

- Đầu tiên ngâm viên phấn vào một BCĐ trong 5 phút, sau đó lấy ra. Xem thể tích nước bị giảm xuống. Đó là thể tích nước bị viên phấn hút. Ta gọi là $V_1$.

- Sau đó, cho viên phấn vào một BCĐ khác rồi đo thể tích khi đó.

- Lấy thể tích trên này cộng với $V_1$. Ta gọi là $V_2$.

- Dễ dàng tính được $V_{phấn} = V_2 - V_2$

b/ *Cách thực hiện:

- Đầu tiên, đổ đầy bình 5l.

- Sau đó, đổ sang bình 2l cho đầy, ta còn 3l ở bình 5l.

- Tiếp tục, ta đổ hết xăng ở bình 2l ra.

- Cuối cùng, đổ 3l còn lại ở bình 5l cho đầy bình 2l.

⇒ Ta được 1l ở bình 5l.

Ex 9.

a/ 2 tạ = 200kg.

Trọng lượng của vật đó:

       P = 10m = 10 . 200 = 2000 ( N )

Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là:

       F ≤ P ⇒ F ≥ 2000N.

b/ Nếu dùng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo tối thiểu:

        2000 × 3 : 15 = 400 ( N )

c/ Để kéo vật lên cao bằng hệ thống ròng rọc gồm ròng rọc động và ròng rọc cố định được lợi 8 lần về lực thì ta cần F = P: 8. ( hình minh họa dưới )

Ex 10.

a/ Trọng lượng của 100 viên gạch:

       P = 10m = 10 . 100 . 2 = 2000 ( N )

b/ Cần ít nhất số công nhân kéo:

        n = 2000 : 500 = 4 ( người )

c/ - Nếu chỉ có một công nhân, muốn kéo số gạch đó lên anh ta cần dùng một hệ thống Palang gồm 2 ròng rọc cố định và 2 ròng rọc động.

d/ Lực kéo của hai người công nhân là 1000N mà trọng lượng vật là 2000N nên để đưa vật lên cao 3m thì cần dùng tấm ván có chiều dài:

         L = 2 . h = 2 . 3 = 6 ( m )