Câu 7: Bằng những tư liệu lịch sử có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ tính toàn dân sâu sắc trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần (Thế kỉ XIII) -Tại sao nhân dân ta dưới thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước? - Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. Rút ra bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. -Phân tích vai trò của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII.
2 câu trả lời
. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Đầu thế kỷ XIII ,đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải , rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung . Chúng xâm lược Đại Việt để chiếm đóng , cai trị , làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á .
- Vua Trần cho bắt giam sứ giả , ra lệnh chuẩn bị kháng chiến .
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ
a. Chuẩn bị của nhà Trần
- Cả nước sắm sửa vũ khí
- Các đội dân binh được thành lập, luyên tập võ nghệ ngày đêm
b. Diễn biến
- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn vào nước ta
- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn đánh địch ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc)
- Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”
- Quân giặc điên cuồng tàn phá kinh thành Thăng Long
-> Sau gần một tháng chúng lâm vào tình thế khó khăn
- Nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu (Bến Sông Hồng – Hà Nội) -> Quân địch bị đánh tan tác tháo chạy khỏi nước ta
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1258)
1. Âm mưu xâm lược Chăm-pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Năm1279, nhà Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Trung Quốc hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị. (năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên).
- Nhà Nguyên xâm lược Chăm-pa và Đại Việt thôn tính các nước phía Nam.
- Năm1283, nhà Nguyên cử Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Chăm-pa. Sau khi chiếm được Chăm-pa, quân Nguyên cố thủ ở phía Bắc chờ phối hợp đánh Đại Việt.
=> Âm mưu dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu thất bại.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
- Vua Trần triêu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình Than để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Đầu năm 1285, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.
- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến.
(sgk)
III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
- Nhà Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc:
- Diễn biến:
- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch.
- Khi đoàn thuyền lương đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
- Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
3. Chiến thắng Bạch Đằng:
- Diễn biến:
- 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mai Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
- Ta thử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.
- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ.
- Kết quả: Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt ống.
- Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.
– Dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt phải ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1258, 1285, 1288).
- Dưới sự lãnh đạo của các vua Trần và các tướng tài giỏi, đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), quân và dân Đại Việt đã đoởn kết, cầm vũ khí đứng lên chông giặc giữ nước.
– Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông – Ngítyên tởn phá, bộ tông chỉ huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc.
– Với tinh thần “sát Thát”, thực hiện kế “thanh dã”, chủ động đói phó với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng vang dội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểú tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dán tộc.
– Cùng thời gian này, năm 1282, quân Mông – Nguyên đánh vào Cham-pa. Dưới sự ch1 đạò của vua Cham-pa và Thái tử Ha-ri-gít, quân và dân Cham-pa đã rút khỏi kinh đô Vi-giay-a, rồi sau đó phản công chiến đáu quyết liệt, buộc giặc phải tách một bộ phận rút lên mạn bắc, để rồi theo lệnh trên đánh lên Đại Việt.