Câu 5: Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín? Câu 9: Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào? Câu 14: Về mục tiêu đánh giá; căn cứ đánh giá; phạm vi đánh giá; đối tượng đánh giá theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có gì khác nhau? Câu 16: với mỗi chủ đề/bài học có cần phải xác định được cả 3 thành phần năng lực Vật lí hay không? Tại sao?
2 câu trả lời
Đáp án:
Câu 5:
-Trên cơ sở kết quả thu được, người giáo viên sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thúc đẩy hs tiến bộ ( bước 7).
- Như vậy từ bước 7 trong quy trình đánh giá sẽ trở thành mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù ( bước 1) trong quy trình đánh giá tiếp theo.
Câu 9:
Trong quá trình dạy học, tôi thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong các tình huống sau đây:
– Chú ý đến những biểu hiện hành vi của Hs
– Sự tập trung trong giờ học ( nói chuyện riêng, làm việc riêng…)
-Thái độ, tâm tư, tình cảm của học sinh ( mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,..) hay sự tích cực trong học tập( hào hứng
giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút… )
– Quan sát sản phẩm:
– Quan sát sự thể hiện của Hs ( làm bài tập tốt, phát biểu rõ ràng, năng động hay thụ động)
Câu 14:
Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên
học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần
đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học,
quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các
chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc,
môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn
luyện của học sinh.
Câu 16:
Không cần xác định đủ 3 năng lực Vật Lý mà tùy vào chủ đề bài học.
Trong đánh giá phát triển năng lực HS, GV phải ghi nhận sự tiến bộ của HS thông qua việc thu thập, mô tả, phân tích,
giải thích các hành vi đạt được của HS theo các mức độ từ thấp đến cao và đối chiếu nó với các mức độ thuộc các thành
tố của mỗi năng lực cần đo (yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực trong Chương trình GDPT 2018).
Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên
học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần
đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học,
quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các
chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc,
môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn
luyện của học sinh