Câu 4: Nêu nguyên tắc chung của đồng hồ đo điện? Khi sử dụng đồng hồ vạn năng ta cần chú ý những gì? Câu 5: Hãy nêu công dụng của đồng hồ đo điện và dụng cụ cơ khí?

1 câu trả lời

Câu 4

Nguyên tắc chung của đồng hồ vạn năng:

-Chuyển thang đo về thang đo điện trở

-Chập que đo để chỉnh kim về giá trị số 0

-Khi đó phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần đến khi nhận được kết quả thích hợp để tránh kim bị va đập mạnh

-Để tránh sai số khi đo không chạm tay vào que đo hoặc các phần tử đo vì điện trở người gây sai số

-Giá trị đo được = chỉ số thang đo x thang đo.   

Chú ý:

–Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi muốn đo điện áp xoay chiều. 

– Khi đo nguồn AC nên chú ý tới thang đo. Tuyệt đối không để nhầm thang đo dòng điện nếu không có thể gây hỏng đồng hồ.

– Để nhầm thang đo điện trở khi đo vào nguồn AC cũng sẽ gây cháy hỏng đồng hồ.

– Khi đo nguồn AC mà đồng hồ không báo, nên kiểm tra xem mình có để nhầm thang đo áp DC hay không. Nếu để nhầm thì có thể yên tâm là đồng hồ không sao cả và chỉ cần chuyển lại thang đo cho đúng.

– Khi đo điện áp DC mà bạn để nhầm thang đo dòng điện cũng có thể dẫn tới làm hỏng đồng hồ vạn năng.

– Nếu bạn để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC thì lúc này các điện trở bên trong của đồng hồ sẽ bị hỏng

Câu 5

Công dụng: Đồng hồ đo điện giúp phát hiện được những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện. Dụng cụ cơ khí gồm có: búa, kìm. Khoan, tuốc nơ vit, thước cặp, panme, cưa… Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn  sử dụng dụng cụ lao động đo.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm