Câu 2. Có một nhóm cá thể của quần thể A sống trong đất liền, di cư đến một hòn đảo (chưa bao giờ có loài này sinh sống) cách ly hoàn toàn với quần thể ban đầu hình thành nên một quần thể mới gọi là quần thể B. Sau một thời gian sinh trưởng, kích thước của quần thể B tương đương với quần thể A nhưng tần số alen X của quần thể B lại rất khác với tần số alen X (vốn rất thấp) ở quần thể A. a. Hãy giải thích các n guyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B. b. Nêu hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B. Giải thích.
2 câu trả lời
a. Các nguyên nhân :
- Chọn lọc tự nhiên
- Yếu tố ngẫu nhiên
- Nhóm cá thể di cư đi có thể mang số lượng lớn alen X
b. Hai nguyên nhân chủ yêu
-Các yếu tố ngẫu nhiên tác động lên quần thể A hoặc quần thể B làm thay đổi đột ngột tần só alen X theo hướng khác nhau
- Quần thể di cư đến một hòn đảo, nơi có điều kiện tự nhiên khác với đất liền và chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng giữ lại các cá thể có kiểu hình do alen X quy định, qua sinh sản làm tăng tần số alen X ở quần thể B nên tần số alen X của quần thể B lại rất khác với tần số alen X (vốn rất thấp) ở quần thể A.
a.Các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt tần số alen:
+ Chọn lọc tự nhiên: chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại alen tương phản với alen X làm tần số alen này giảm mạnh, tần số alen X tăng lên.
+ Giao phối: Làm tăng tỉ lệ và số lượng kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi (X) cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
+Điều kiện sống: Điều kiện sống phù hợp làm tăng số lượng quần thể lên để giữ mức cân bằng khi chọn lọc tự nhiên đào thải kiểu hình có hại.
+ Cách li địa lý giữa 2 quần thể: Dẫn đến cách ly sinh sản, đảm bảo không có sự di nhập gen giữa 2 quần thể do khoảng cách địa lý xa
b. Hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt là:
+ Chọn lọc tự nhiên
+ Cách ly địa lý dẫn đến cách ly sinh sản
* Giải thích trên câu a