Câu 116. Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen là A1, A2 và A3. Ở thế hệ P, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có các kiểu gen A1A2, A1A3 và A2A3 với tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau: I. Tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn gấp đôi tổng tần số các loại kiểu gen đồng hợp. II. Thế hệ P có tỉ lệ các loại kiểu gen là 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1. III. Nếu alen A1 trội hoàn toàn so với alen A2 và A3 thì kiểu hình do alen A1 quy định luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất. IV. Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 không thay đổi so với thế hệ P. Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 117. Cơ thể thực vật có bộ NST 2n = 16, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm phân ở cơ thể này xảy ra hoán vị gen ở tất cả các cặp NST nhưng ở mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tại các cặp gen đang xét. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là A. 4096. B. 1024. C. 2304. D. 2048. Câu 118. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 ở vườn ươm không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển. Các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 64/81. B. 9/16. C. 8/9. D. 2/3.

2 câu trả lời

Đáp án:

116. B; 117. C 118. C

Giải thích các bước giải:

 Câu 116.

Gọi tần số alen A1; A2; A3 lần lượt là p,q, r

Ta có A1A2= A1A=A2A3 ↔ 2pq = 2pr= 2qr → p=q=r = 1/3

→ kiểu gen đồng hợp : A1A1 = A2A2 = A3A3 = (1/3)2 = 1/9

A1A2= A1A=A2A3 = 2×1/3×1/3 = 2/9

→ Tỷ lệ kiểu gen : 1 :1 :1 :2 :2 :2

I đúng.

II đúng.

III đúng, A3A3 = 1/9; A2- = (1/3 + 1/3)2 – A3A3 = 1/3 → A1- =5/9

IV đúng, nếu các cá thể đồng hợp không có khả năng sinh sản, tỷ lệ kiểu gen cá thể tham gia vào sinh sản là 1A1A2: 1A2A3:1A1A3 → Tần số alen không đổi, quần thể ngẫu phối → thành phần kiểu gen của F1 không thay đổi so với P.

Chọn B

Câu 117.

Có 8 cặp NST.

Trong mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tạo ra 2 loại giao tử hoán vị, 2 loại liên kết.

Số giao tử liên kết tối đa là: 28 = 256 (mỗi cặp cho 2 loại giao tử liên kết)

Số loại giao tử hoán vị tối đa là: \(C_8^1 \times {2^8} = 2048\)

Vậy số loại giao tử tối đa là:2304.

Chọn C

Câu 118.

P: AaBb × AaBb → F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb), cây thân cao đem (1AA:2A)(1BB:2Bb:1bb) gieo ở vùng đất ngập mặn → cây còn sống: (1AA:2Aa)(1BB:2Bb)

Cây thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên, cây thân cao chịu mặn là: A-B- = \(1 - \frac{2}{3} \times \frac{2}{3} \times \frac{1}{4} = \frac{8}{9}\)  (Cây chịu mặn ở đời sau là 100%).

Chọn C

Câu hỏi trong lớp Xem thêm