Câu 1. Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng mục đích chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam? * 1 điểm Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công. Là bàn đạp quân sự xâm lược Lào, Cam-pu-chia. Làm giàu cho kinh tế chính quốc. Phát triển kinh tế Việt Nam. Câu 2. Khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì * 1 điểm phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự. phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta. giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi. Câu 3. Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là * 1 điểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. tính chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Câu 4. Ý nào sau đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? * 1 điểm Khai thác quy mô lớn, toàn diện. Tốc độ nhanh, quy mô lớn. Khai thác toàn diện. Vốn đầu tư khai thác lớn. Câu 5. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ * 1 điểm tầng lớp tư sản. giai cấp nông dân. tầng lớp tiểu tư sản. tầng lớp địa chủ nhỏ. Câu 6. Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là * 1 điểm nền kinh tế phát triển rõ rệt. công nghiệp phát triển. cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc. phong trào yêu nước phát triển mạnh. Câu 7. Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam? * 1 điểm Phương thức sản xuất phong kiến. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. Phương thức sản xuất thực dân. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Câu 8. Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào? * 1 điểm Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Phương thức bóc lột phong kiến. Phương thức bóc lột thực dân. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa. Câu 9. Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất là * 1 điểm nền kinh tế phong kiến phát triển. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. nền kinh tế thuộc địa hoàn toàn. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 10. Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành trên cơ sở * 1 điểm nền kinh tế thuộc địa phát triển. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành. Câu 11. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là * 1 điểm đòi quyền lợi kinh tế, chính trị. chỉ đòi quyền lợi về kinh tế. chỉ đòi quyền lợi về chính trị. đòi quyền tự do, dân chủ. Câu 12. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là * 1 điểm địa chủ nhỏ và công nhân. công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản. công nhân, nông dân và tư sản dân tộc. công nhân, nông dân và tiểu tư sản. Câu 13. Lực lượng xã hội đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX là * 1 điểm nông dân. công nhân. sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị. sĩ phu yêu nước. Câu 14. Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là * 1 điểm du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. góp phần xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam. Câu 15. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế nông nghiệp Việt Nam có chuyển biến là * 1 điểm phát triển phương thức sản xuất phong kiến. phá vỡ thế độc canh cây lúa. phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. làm cho kinh tế đồn điền phát triển mạnh. Câu 16. Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam? * 1 điểm Các nước ở khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản và Trung Quốc. Anh và Pháp. Ấn Độ và Trung Quốc. Câu 17. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát vì * 1 điểm họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết. họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế. họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. sự đàn áp dã man của thực dân Pháp. Câu 18. Tác động tích cực của chính sách khai thác nông nghiệp của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến ngành kinh tế nông nghiệp hiện nay là * 1 điểm các đồn điền cao su, cà phê vẫn ngày càng phát triển mang lại lợi nhuận cao. Pháp đã đưa các giống cây công nghiệp làm cho nông nghiệp Việt Nam phong phú đa dạng. các cây công nghiệp Pháp đưa vào Việt Nam trước đây đã mang lại giá trị kinh tế cao. đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ ba trên thế giới.

2 câu trả lời

1.Phát triển kinh tế Việt Nam.
2.Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.
3.Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
4.Khai thác toàn diện.
5.Giai cấp nông dân.
6.Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc.
7.Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
8.Phương thức bóc lột phong kiến.
9.Nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
10.Nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành.
11.Chỉ đòi quyền lợi về kinh tế.
12.Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản.
13.Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị.
14.Du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam.
15.Phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
16.Nhật Bản và Trung Quốc.
17.Họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế.
18.Các đồn điền cao su, cà phê vẫn ngày càng phát triển mang lại lợi nhuận cao.

1,D

2,A

3,C

4,B

5,B

6,C

7,D

8,B

9,B

10,C

11,B

12,B

13,C

14,A

15,D

16,B

17,B

18,C

Câu hỏi trong lớp Xem thêm