Câu 1. Trạng thái dừng của nguyên tử là: A. trạng thái đứng yên của nguyên tử B. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử C. trạng thái trong đó mọi electron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân D. 1 trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về nội dung tiên đề “các trạng thái dừng của nguyên tử” trong mẫu nguyên tử Bo? A. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng xác định. B. Trạng thái dừng là trạng thái mà nguyên tử đứng yên. C. Trạng thái dừng là trạng thái mà năng lượng của nguyên tử không thay đổi được. D. Trạng thái dừng là trạng thái mà nguyên tử có thể tồn tại trong một khoảng thời gian xác định mà không bức xạ năng lượng. Câu 3. Mẫu nguyên tử Borh khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào dưới đây? A. hình dạng quỹ đạo của các electron B. lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử C. trạng thái có năng lượng ổn định D. mô hình nguyên tử có hạt nhân Câu 4. Nội dung của tiên đề về sự búc xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử được thực hiện trong các câu sau : A. Nguyên tử phát ra 1 photon mỗi lần bức xạ AS B. Nguyên tử hấp thụ 1 photon mỗi lần bức xạ AS C. Nguyên tử phát ra AS nào thì có thể hấp thụ AS đó D. Nguyên tử chỉ có thể chuyển giữa các trạng thái dừng, mỗi lần chuyển, nó bức xạ hay hấp thụ 1 photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa 2 trạng thái đó Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng? Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: A. Nguyên tử hấp thụ phôton thì chuyển trạng thái dừng. B. Nguyên tử bức xạ phôton thì chuyển trạng thái dừng. C. Mỗi khi chuyển trạng thái dừng nguyên tử bức xạ hoặc hấp thụ photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó D. Nguyên tử hấp thụ ánh sáng nào thì sẽ phát ra ánh sáng đó. Câu 6. Trong hiện tượng quang dẫn của một chất bán dẫn. Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron tự do là A thì bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang dẫn ở chất bán dẫn đó được xác định từ công thức A. hc/A B. hA/c C. c/hA D. A/hc Câu 7. Biết bán kính Bohr là r0 = 5,3.10-11m. Hãy tính bán kính quỹ đạo dừng khi electron đang ở quỹ đạo L A. 2,12.10-10m B. 2,12.10-9m C. 2,12.10-8m D. 2,12.10-7m Câu 8. Tỉ số giữa bán kính quỹ đạo dừng khi electron ở quỹ đạo L và quỹ đạo dừng K là: A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 9. Ion crôm trong hồng ngọc phát ra ánh sáng đỏ có bước sóng 0,694 m. Tính hiệu hai mức năng lượng mà khi chuyển giữa hai mức đó, ion crôm phát ra ánh sáng nói trên. A. E2 – E1 = 1,79 eV. B. E2 – E1 = 3,58 eV. C. E2 – E1 = 4,67 eV. D. E2 – E1 = 0,895 eV. Câu 10. Nếu chiếu 1 chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì: A. tấm kẽm mất dần điện tích dương B. tấm kẽm mất dần điện tích âm C. tấm kẽm trở nên trung hòa về điện D. điện tích âm của tấm kẽm không đổi Câu 11. Nếu chiếu 1 chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì: A. tấm kẽm mất dần điện tích dương B. tấm kẽm mất dần điện tích âm C. tấm kẽm trở nên trung hòa về điện D. điện tích âm của tấm kẽm không đổi Câu 12. Trong thí nghiệm Hécxơ, nếu chiếu ánh sáng tím vào lá nhôm tích điện âm (giới hạn quang điện của nhôm nằm trong vùng tử ngoại) thì A. điện tích âm của lá nhôm mất đi B. tấm nhôm sẽ trung hòa về điện C. điện tích của tấm nhôm không thay đổi. D. tấm nhôm tích điện dương
1 câu trả lời
Đáp án:
Câu 1:D. 1 trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại
Câu 2: A. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng xác định.
Câu 3: C. trạng thái có năng lượng ổn định
Câu 4: D. Nguyên tử chỉ có thể chuyển giữa các trạng thái dừng, mỗi lần chuyển, nó bức xạ hay hấp thụ 1 photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa 2 trạng thái đó
Câu 5: C. Mỗi khi chuyển trạng thái dừng nguyên tử bức xạ hoặc hấp thụ photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó
Câu 6: A. hc/A
Bước sóng dài nhất thõa mãn là:
\[\frac{{hc}}{\lambda } = A \Rightarrow \lambda = \frac{{hc}}{A}\]
Câu 7: A. 2,12.10-10m
Với quỹ đạo L ta có n = 2 do đó:
\[r = {n^2}{r_o} = {2^2}.5,{3.10^{ - 11}} = 2,{12.10^{ - 10}}m\]
Câu 8: B. 4
Ta có:
\[\frac{{{E_K}}}{{{E_L}}} = \frac{{\frac{{{E_o}}}{{{n^2}}}}}{{\frac{{{E_o}}}{{{n^2}}}}} = \frac{{\frac{1}{{{1^2}}}}}{{\frac{1}{{{2^2}}}}} = 4\]
Câu 9: A. E2 – E1 = 1,79 eV.
Ta có:
\[{E_2} - {E_1} = \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{6,{{626.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{694.10}^{ - 6}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 1,79eV\]
Câu 10: D. điện tích âm của tấm kẽm không đổi
Vì chiếu tia hồng ngoại vào không xuất hiện hiện tượng quang điện.
Câu 11: B. tấm kẽm mất dần điện tích âm
Vì xuất hiện hiện tượng quang điện
Câu 12: C. điện tích của tấm nhôm không thay đổi.
Vì chiếu tia ánh sáng tím vào không xuất hiện hiện tượng quang điện.