Câu 1: Tham nhũng là gì? Có bao nhiêu hành vi tham nhũng? Nêu các hành vi tham nhũng đó. Câu 2: Hãy cho biết Luật phòng, chống tham nhũng quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc gì? Câu 3 Theo em, nguyên nhân của hành vi tham nhũng là gì và tác hại của nó như thế nào? Câu 4: Kể lại và bày tỏ thái độ của em về một hành vi tham nhũng có thật mà em biết. Câu 5: Em hãy đề xuất các giải pháp và liên hệ trách nhiệm cá nhân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Quy định về bài viết: Bài viết rõ ràng, khuyến khích bài viết có minh họa tranh, ảnh...

1 câu trả lời

Câu 1:

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Có rất nhiều hành vi tham nhũng. Các hành vi tham nhũng cụ thể sau: tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn dùng tài sản đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để vụ lợi; giả mạo trong công tác để vụ lợi.

Câu 2:

Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.

Câu 3:

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng, chủ yếu là:

Thứ nhất, hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật phức tạp, thiếu chặt chẽ, đồng bộ.

Thứ hai, thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thứ ba, thiếu một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Tác hại của tham nhũng:

Đối với người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hành vi tham nhũng:

Có nguy cơ gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm khắc từ phía cơ quan nhà nước, bao gồm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự khi có liên quan đến hành vi tham nhũng;

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách nhiệm hình sự chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, như chấp hành hình phạt tù, mất việc làm hoặc hạn chế cơ hội tìm kiếm công việc trong tương lai.

Đối với doanh nghiệp có xảy ra hoặc liên quan đến hành vi tham nhũng:

Tăng chi phí kinh doanh do phải hạch toán phần chi phí dành cho tham nhũng vào chi phí chung. Nếu lựa chọn phương thức kinh doanh “tham nhũng” thì chi phí bỏ ra sẽ ngày càng tăng lên;

Làm suy yếu năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững khi các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực dành cho tham nhũng;

Làm giảm các cơ hội kinh doanh, đặc biệt là khi mới tiếp cận thị trường, tham gia hoạt động đấu thầu, huy động vốn mở rộng kinh doanh, liên doanh, liên kết khi các đối tác biết được có liên quan đến tham nhũng;

Hủy hoại uy tín của các doanh nghiệp khi bị phát giác hoặc phanh phui có liên quan đến các vụ việc tham nhũng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ hội hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, gần như bằng không.

Đối với nhà nước và thị trường khi để xảy ra hành vi tham nhũng phổ biến:

Cản trở sự phát triển của các thị trường và làm suy giảm dòng vốn đầu tư vào thị trường, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài do sự tâm lý thiếu tin tưởng và cảm giác không an toàn khi ra các quyết định đầu tư;

Hủy hoại chế độ pháp quyền - với các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, khách quan trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh khi tham nhũng; Tăng chi phí mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trong khi chất lượng giảm sút do nhà cung cấp không được lựa chọn thông qua một quy trình công bằng và khách quan;

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giảm sút, không đủ sức trụ vững trong bối cảnh khi tham gia vào các khu vực thương mại tự do, thực hiện cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm