Câu 1. quan điểm sau: " Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải vật chất" đúng hay sai? vì sao? Câu 2. Quan điểm " Hàng hóa càng khan hiếm giá trị càng cao" đúng hay sai? vì sao?. Câu 3; quan điểm " Năng suất lao động xã hội tăng, giá trị hàng hóa giảm" đúng hay sai? vì sao? Câu 4. " GCTS cho rằng giá trị thặng dư (m) có được là do áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất chứ không phải bóc lột công nhân làm thuê" quan điểm trên đúng hay sai? vì sao?
2 câu trả lời
Cau 1 W.Petty là nhà kinh tế học người Anh. Học thuyết của ông thể hiện tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương và thế giới quan của kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Trong nghiên cứu về giá trị hàng hóa, ông nêu luận điểm "Đất là mẹ, lao động là cha của của cải".
Như vậy, đứng trên khía cạnh là nguồn gốc tạo ra của cải, luận điểm này cho thấy có hai nhân tố tạo ra của cải, đó là đất đai và lao động. Trong đó đất đai có vai trò trực tiếp sinh ra của cải, còn lao động chỉ là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra của cải mà thôi.Luận điểm đó là đúng nếu hiểu của cải là những sản phẩm vật chất, là những giá trị sử dụng. Vì quá trình sản xuất ra của cải vật chất là quá trình kết hợp giữa tự nhiên với lao động, quá trình con người tác động vào tự nhiên, cải biến các vật tự nhiên thành các sản phẩm vật chất phục vụ cho nhu cầu của con người. Thiếu một trong hai nhân tố này, không thể sản xuất ra của cải.Tuy nhiên, đứng trên phương diện xem xét về nguồn gốc của giá trị thì luận điểm này là sai. Giá trị hàng hóa phải là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, nó bao gồm cả lao động quá khứ và lao động sống, còn các yếu tố vật chất chỉ là điều kiện để lao động vật hóa.
Hiểu theo cách này thì luận điểm của W.Petty lại mâu thuẫn với chính quan niệm của ông khi cho rằng giá trị là do lao động hao phí tạo ra. Sở dĩ hiểu như vậy bởi vì ông là người theo chủ nghĩa trọng thương, đã đồng nhất của cải với tiền, cho rằng tiền là 100% của của cải, sự giàu có bằng tiền là sự giàu có muôn đời, vĩnh viễn.
Câu 1.
- Quan điểm trên đúng, vì nếu hiểu của cải là những sản phẩm vật chất, là những giá trị sử dụng. Vì quá trình sản xuất ra của cải vật chất là quá trình kết hợp giữa tự nhiên với lao động, quá trình con người tác động vào tự nhiên, cải biến các vật tự nhiên thành các sản phẩm vật chất phục vụ cho nhu cầu của con người. Thiếu một trong hai nhân tố này, không thể sản xuất ra của cải.
Câu 2.
- Luận điểm trên đúng vì hàng hóa khan hiếm vì lượng cung không đủ cho nhu cầu, nên giá trị sẽ cao.
Câu 3.
Ý kiến cho rằng năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên là sai.
- Vì khi năng suất lao động tăng tức là trong cùng một khoảng thời gian thì người lao đông tạo ra một số lượng hàng hóa lớn hơn trước, khiến số lượng hàng hóa tăng lên và lượng giá trị hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận theo đó tăng lên (nếu giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi).
Câu 4.
- Quan điểm trên đúng vì GCTS bóc lột công nhân làm thuê chỉ tạo ra sản phẩm mà bản thân sản phẩm thì không có thay đổi so với chính nó nên không thể dẫn đến có giá trị thặng dư.
- Còn khi áp dụng KHKT sẽ tạo ra sản phẩm có chất khác dẫn đến có thể tạo ra giá trị thặng dư.