Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm? A. Nam châm có tính hút được sắt, niken. B. Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam. C. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau. D. Khi bẻ đôi một nam châm, ta được hai nam châm mới. Câu 2. Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh một nam châm. B. Xung quanh một dây dẫn có dòng điện chạy qua. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Mọi nơi trên Trái Đất. Câu 3. Dưới tác dụng từ trường của trái đất A. nam châm luôn hút được sắt. B. kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam. C. hai nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ hút nhau. D. hai nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ đẩy nhau. Câu 4. Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ (đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Trục của các kim nam châm A. sẽ song song nhau. B. gần nhau sẽ vuông góc với nhau. C. sẽ luôn nằm trên một đường thẳng. D. tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó. Câu 5. Đường sức từ là những đường cong A. mà độ dày thưa được vẽ một cách tùy ý. B. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực nam đến cực bắc. C. mà không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm. D. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực bắc đến cực nam. Câu 6. Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải, ta phải đặt bàn tay sao cho chiều của dòng điện trong các vòng dây theo chiều A. từ cổ đến ngón tay. B. của 4 ngón tay. C. xuyên vào lòng bàn tay. D. của ngón tay cái. Câu 7. Qui tắc nắm tay phải dùng để A. xác định chiều của lực từ trong ống dây có dòng điện. B. xác định chiều của lực điện từ. C. xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. D. xác định chiều của dòng điện. Câu 8. Một thanh nam châm thẳng được cưa ra làm nhiều đoạn ngắn. Chúng sẽ trở thành A. những nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ chỉ có một từ cực. B. những thanh nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ có đầy đủ hai từ cực. C. những thanh kim loại nhỏ không có từ tính. D. những thanh hợp kim nhỏ không có từ tính. Câu 9. Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm? A. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc. B. Kim nam châm luôn chỉ hướng Nam- Bắc. C. Kim nam châm không thay đổi hướng. D. Kim nam châm mất từ tính. Câu 10. Nếu có một kim nam châm và một trục nhọn thẳng đứng, thì em làm cách nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau: A. Đưa kim nam châm lên trục nhọn rồi đặt ra xa dây dẫn AB. B. Đưa kim nam châm đặt trên trục nhọn rồi đặt lại gần dây dẫn AB xem nó có bị lệch khỏi hướng ban đầu không. C. Đặt dây dẫn vuông góc với kim nam châm xem kim nam châm có bị lệch không. D. Chỉ đưa trục nhọn đến gần dây dẫn xem trục nhọn có bị phóng điện không. Câu 11. Khi quan sát từ phổ bằng các mạt sắt trên tấm kính thì ta có thể xác định được A. vị trí của các cực trên nam châm. B. tên của các cực trên nam châm. C. vật liệu để chế tạo ra nam châm. D. hướng của các đường sức từ của nam châm. Câu 12. Trong khoảng giữa hai từ cực nam châm hình chữ U thì từ phổ là A. những đường thẳng nối giữa hai từ cực. B. những đường cong nối giữa hai từ cực. C. những đường tròn bao quanh hai từ cực. D. những đường thẳng gần như song song. Câu 13. Khi đưa một đầu của thanh nam châm thẳng lại gần một đầu của ống dây có dòng điện, có thể xảy ra hiện tượng nào sau đây: A. Chúng chỉ hút nhau. B. Chúng chỉ đẩy nhau. C. Chúng hút hoặc đẩy nhau. D. Chúng không tương tác. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng: A. Ống dây có dòng điện có từ trường tương tự như một nam châm thẳng. B. Qui tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều của dòng điện trong ống dây. C. Qui tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều đường sức từ của nam châm thẳng. D. Qui tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. Câu 15. Khi đặt hai từ cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay đổi gì? A. Các đường sức từ của một trong hai nam châm bị biến dạng. B. Các đường sức từ của cả hai từ cực này vẫn bình thường. C. Các đường sức từ của hai từ cực này đi vào nhau. D. Các đường sức từ của hai từ cực này bị biến dạng không phụ thuộc vào từng loại nam châm. Câu 16. Khi để hai từ cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay đổi gì? A. Không có thay đổi gì so với bình thường. B. Các đường sức từ tuân theo vào nam - ra bắc, tạo thành một cặp từ cực mới . C. Các đường sức từ tác dụng lên nhau làm chúng tẽ ra các hướng khác. D. Các đường sức từ có thay đổi hình dạng hay không phụ thuộc vào các loại nam châm khác nhau.

1 câu trả lời

Câu 1: C

Phát biểu không đúng: Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.

Câu 2: C

Từ trường không tồn tại ở xung quanh điện tích đứng yên.

Câu 3: B

Dưới tác dụng từ trường của trái đất kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.

Câu 4: D

Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ (đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Trục của các kim nam châm tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó.

Câu 5: D

Đường sức từ là những đường cong mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực bắc đến cực nam.

Câu 6: B

Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải, ta phải đặt bàn tay sao cho chiều của dòng điện trong các vòng dây theo chiều của 4 ngón tay. 

Câu 7: C

Qui tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện.

Câu 8: B

Một thanh nam châm thẳng được cưa ra làm nhiều đoạn ngắn. Chúng sẽ trở thành những thanh nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ có đầy đủ hai từ cực.

Câu 9: A

Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc.

Câu 10: B

Đưa kim nam châm đặt trên trục nhọn rồi đặt lại gần dây dẫn AB xem nó có bị lệch khỏi hướng ban đầu không.

Câu 11: D

Khi quan sát từ phổ bằng các mạt sắt trên tấm kính thì ta có thể xác định được hướng của các đường sức từ của nam châm.

Câu 12: D

Trong khoảng giữa hai từ cực nam châm hình chữ U thì từ phổ là những đường thẳng gần như song song.

Câu 13: C

Khi đưa một đầu của thanh nam châm thẳng lại gần một đầu của ống dây có dòng điện, có thể xảy ra hiện tượng Chúng hút hoặc đẩy nhau.

Câu 14: C

Phát biểu không đúng: Qui tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều đường sức từ của nam châm thẳng.

Câu 15: D

Khi đặt hai từ cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay đổi: Các đường sức từ của hai từ cực này bị biến dạng không phụ thuộc vào từng loại nam châm.

Câu 16: B

Khi để hai từ cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay đổi: Các đường sức từ tuân theo vào nam - ra bắc, tạo thành một cặp từ cực mới .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
54 phút trước