Câu 1 Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Đột biến đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 4n. Cho giao phấn giữa hai cây chưa biết kiểu hình, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. Phép lai có thể cho kết quả đó là A. AAaa x Aaaa. B. AAAa x Aaaa. C. Aaaa x Aa. D. AAaa x Aa. Câu 2. Nếu P có kiểu gen AAaa tự thụ phấn trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở F1 là A. 1aaaa: 8AAAa: 18Aaaa: 8AAaa: 1AAAA. B. 1aaaa: 8AAAA: 8AAaa: 18AAAa: 1Aaaa. C. 1aaaa: 8Aaaa: 18AAaa: 8AAAa: 1AAAA. D. 18AAaa: 8Aaaa: 18AAAa: 1aaaa: 1AAAA. Câu 3. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Phép lai AAaa x Aa sẽ thu được F1 như sau: A. 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. C. 5 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. D. 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. Câu 4. Cho cây ngô thân cao tứ bội AAAa tự thụ phấn, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen của thế hệ F1 là A. 18AAAA: 2 aaaa: 8Aaaa: 8AAaa. B. 9AAAA: 18AAAa: 9AAaa. C. 8AAAA: 1aaaa: 8Aaaa:8AAaa: 18AAAa. D. 9AAaa: 18AAaa: 9aaaa. Câu 5. Người ta tiến hành lai loài A(n=5) với loài B (2n=16) sau đó đa bội hóa con lai F1. Bộ NST của con lai F1 là A. 2n=5+8=13. B. 4n=10+16=26. C. 4n=10+32=42. D. 2n=5+16=21. Câu 6. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua 4n quả đỏ thuần chủng lai với cây cà chua quả vàng 4n. Kết quả F1 thu được là A. 100% kiểu gen aaaa; 100% kiểu hình quả vàng. B. 100% kiểu gen AAaa; 100% kiểu hình quả vàng. C. 100% kiểu gen AAAA; 100% kiểu hình quả đỏ. D. 100% kiểu gen AAaa; 100% kiểu hình quả đỏ. Câu 7. Khi xử lí các hạt giống lưỡng bội có kiểu gen AABB, AaBb bằng hóa chất cônsixin thì có thể tạo ra các thể tứ bội nào sau đây? A. AAAABBBB; AAaaBBbb. B. AAAABBBB; AAAABBbb. C. AAAABBBB; AaaaBBBB. D. AAAABBBB; AaAaBbBb. Câu 8. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ; gen a quy định quả vàng. Đem lai các cây tứ bội với nhau. Tỉ lệ kiểu gen xuất hiện từ phép lai Aaaa x Aaaa là A. 1AAAa: 5AAaa: 5Aaaa: 1aaaa. B. 1AAaa: 4Aaaa: 1aaaa. C. 1AAaa: 2Aaaa: 1aaaa. D. 1AAAA: 8AAAa: 18AAaa: 8Aaaa: 1aaaa. Câu 9. Trong tự nhiên, thể đa bội được tìm thấy nhiều ở A. Động vật. B. Cơ thể đa bào. C. Vi sinh vật. D. Thực vật. Câu 10. Trong tự nhiên, thể đa bội rất ít gặp ở động vật là do A. Hệ thần kinh của động vật rất nhạy cảm với các đột biến, do đó các đột biến NST là các đột biến lớn, thường gây chết cho động vật từ khi còn non. B. Động vật khó tạo ra thể đa bội hơn thực vật vì có vật chất di truyền ổn định hơn. C. Động vật không sống được ở những môi trường khắc nghiệt là những môi trường dễ phát sinh đột biến. D. Đa bội thể thường phát sinh trong quá trình nguyên phân, mà đa số các loài động vật đều sinh sản hữu tính Câu 11. Thể ba nhiễm và thể một nhiễm xuất hiện phổ biến hơn thể ba nhiễm kép và thể một nhiễm kép vì A. Thể ba nhiễm kép ảnh hưởng đến sự không phân li của toàn bộ các cặp NST tương đồng. B. Thể một nhiễm kép chỉ xuất hiện khi xử lí tác nhân cônsixin vào lúc tế bào nguyên phân. C. Tần số đột biến đối với mỗi cặp tương đồng rất thấp nên thường chỉ xảy ra rối loạn cơ chế phân li một cặp NST hơn là nhiều cặp. D. Bao giờ đột biến cũng chỉ ảnh hưởng đến sự phân li của 1 cặp NST tương đồng. Câu 12. Các tác nhân gây đột biến tác động vào quá trình giảm phân, làm rối loạn quá trình phân li của một hoặc một số cặp NST sẽ gây ra loại đột biến nào? A. Đột biến thể dị bội. B. Đột biến đa bội. C. Đột biến thể tam nhiễm. D. Đột biến thể đơn nhiễm. Câu 13. Hội chứng Đao là loại phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến NST đã gặp ở Người. Lý do nào dưới đây có thể giải thích được thực tế này? A. Ở người, cặp NST số 21 có kích thước lớn chứa nhiều gen nên đột biến thường dễ bị phát hiện. B. Ở người, cặp NST số 21 rất dễ bị rối loạn trong quá trình phân li. C. Ở người, NST số 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa một NST là ít nghiêm trọng hơn, do vậy người bệnh thường sống được. D. Ở người, cặp NST số 21 rất dễ bị thay đổi về cấu trúc. Câu 14. Khi làm tiêu bản NST của một người đã đếm được 22 cặp NST thường và 1 NST giới tính X. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hợp tử được hình thành từ sự kết hợp một giao tử bình thường … A. Của mẹ và một giao tử không mang NST giới tính của bố. B. Của mẹ và một giao tử mang NST giới tính X của bố. C. Của bố và một giao tử thiếu một NST của mẹ. D. Của bố và một giao tử không mang NST giới tính Y của mẹ. Câu 15. Một người có 44 NST thường nhưng lại có các NST giới tính là XYY. Nguyên nhân dẫn đến sự bất thường về các NST này là do … A. Cặp NST giới tính XX của mẹ không phân li trong giảm phân I. B. Cặp NST giới tính XYcủa bố không phân li trong giảm phân I. C. NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân II. D. NST giới tính của bố không phân li trong giảm phân II.

1 câu trả lời

Câu 1 Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Đột biến đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 4n. Cho giao phấn giữa hai cây chưa biết kiểu hình, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. Phép lai có thể cho kết quả đó là

C. Aaaa x Aa.

Câu 2. Nếu P có kiểu gen AAaa tự thụ phấn trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở F1 là

C. 1aaaa: 8Aaaa: 18AAaa: 8AAAa: 1AAAA.

Câu 3. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Phép lai AAaa x Aa sẽ thu được F1 như sau:

D. 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.

Câu 4. Cho cây ngô thân cao tứ bội AAAa tự thụ phấn, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen của thế hệ F1 là

B. 9AAAA: 18AAAa: 9AAaa.

Câu 5. Người ta tiến hành lai loài A(n=5) với loài B (2n=16) sau đó đa bội hóa con lai F1. Bộ NST của con lai F1 là

B. 4n=10+16=26.

Câu 6. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua 4n quả đỏ thuần chủng lai với cây cà chua quả vàng 4n. Kết quả F1 thu được là

D. 100% kiểu gen AAaa; 100% kiểu hình quả đỏ

Câu 7. Khi xử lí các hạt giống lưỡng bội có kiểu gen AABB, AaBb bằng hóa chất cônsixin thì có thể tạo ra các thể tứ bội nào sau đây?

A. AAAABBBB; AAaaBBbb.

Câu 8. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ; gen a quy định quả vàng. Đem lai các cây tứ bội với nhau. Tỉ lệ kiểu gen xuất hiện từ phép lai Aaaa x Aaaa là

C. 1AAaa: 2Aaaa: 1aaaa

Câu 9. Trong tự nhiên, thể đa bội được tìm thấy nhiều ở

D. Thực vật.

Câu 10. Trong tự nhiên, thể đa bội rất ít gặp ở động vật là do

A. Hệ thần kinh của động vật rất nhạy cảm với các đột biến, do đó các đột biến NST là các đột biến lớn, thường gây chết cho động vật từ khi còn non.

Câu 11. Thể ba nhiễm và thể một nhiễm xuất hiện phổ biến hơn thể ba nhiễm kép và thể một nhiễm kép vì

C. Tần số đột biến đối với mỗi cặp tương đồng rất thấp nên thường chỉ xảy ra rối loạn cơ chế phân li một cặp NST hơn là nhiều cặp.

Câu 12. Các tác nhân gây đột biến tác động vào quá trình giảm phân, làm rối loạn quá trình phân li của một hoặc một số cặp NST sẽ gây ra loại đột biến nào?

A. Đột biến thể dị bội.

Câu 13. Hội chứng Đao là loại phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến NST đã gặp ở Người. Lý do nào dưới đây có thể giải thích được thực tế này?

C. Ở người, NST số 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa một NST là ít nghiêm trọng hơn, do vậy người bệnh thường sống được.

Câu 14. Khi làm tiêu bản NST của một người đã đếm được 22 cặp NST thường và 1 NST giới tính X. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hợp tử được hình thành từ sự kết hợp một giao tử bình thường …

A. Của mẹ và một giao tử không mang NST giới tính của bố.

Câu 15. Một người có 44 NST thường nhưng lại có các NST giới tính là XYY. Nguyên nhân dẫn đến sự bất thường về các NST này là do …

B. Cặp NST giới tính XYcủa bố không phân li trong giảm phân I.