Câu 1. Kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học. Nêu đặc điểm cấu tạo và công dụng của ròng rọc. Câu 2. Trình bày các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí? Nêu một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. Câu 3. a. Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của băng kép. b. Trình bày công dụng, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế. Kể tên một số loại nhiệt kế mà em biết. Câu 4. Em hãy cho biết nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi trong thang nhiệt độ Xen-xi-út.

2 câu trả lời

Câu 1.

- Các loại máy cơ đơn giản: ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng

- Cấu tạo:

+ Ròng rọc động: một bánh xe có rãnh để vắt dây và trục bánh xe không mắc cố định.

+ Ròng rọc cố định: một bánh xe có rãnh để vắt dây và trục bánh xe mắc cố định.

- Công dụng: 

+ Ròng rọc động: giúp ta kéo vật lên cao với lực nhỏ hơn trọng lượng

+ Ròng rọc cố định: làm đổi hướng lực kéo so với khi ta kéo trực tiếp

Câu 2.

a.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn 

- Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

- Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Ứng dụng: nhiệt kế, khe hở trên đường ray xe lửa, chế tạo băng kép,...

Câu 3.

- Cấu tạo: hai thanh kim loại bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau

- Ứng dụng: làm rơle nhiệt để đóng ngắt mạch điện

- Hoạt động: dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất

b.

- Công dụng: dùng để đo nhiệt độ

- Cấu tạo: gồm phần cảm nhận nhiệt -độ và phần biểu thị kết quả

- Hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất

- Ví dụ: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế 

Câu 4. 

- Đá đang tan 0°C và nước đang sôi 100°C

Câu 1 :

- Các loại máy cơ đơn giản là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc, ...

-  Đặc điểm cấu tạo của ròng rọc: một bánh xe, quay quanh trục cố định hay di động và một sợi dây vắt qua bánh xe. Một đầu dây buộc vào vật, đầu kia là điểm đặt lực tác dụng F của người sử dụng.

- Công dụng của ròng rọc: 

+ Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

+ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên làm giảm 2 lần trọng lượng của vật, nhưng thiệt 2 lần về quãng đường đi khi kéo.

Câu 2:

* Chất rắn:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 

* Chất lỏng:

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

* Chất khí:

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 

Ứng dụng của sự nở vì nhiệt:

- Chất rắn : Khi ta nung nóng một băng kép , băng kép sẽ nở ra vì nhiệt và cong về phía thanh thép. 

- Chất lỏng :Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân , thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống. 

- Chất khí : khi một quả bóng bàn bị kẹp , ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , không khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lức đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên.

Câu 3:

a,

- Cấu tạo của băng kép : Băng kép được cấu tạo từ hai thanh kim loại cơ bản  nở vì nhiệt rất khác nhau (thường là kim loại kết hợp với phi kim loại). Hai chất này được ghép sát với nhau. Khi có nhiệt độ tác động vào thì do độ dãn nở của các chất là khác nhau nên băng kép sẽ bị cong

- Ứng dụng của băng kép: Dùng làm rơ le tự động đóng ngắt mạch điện. Ví dụ như trong bàn là, nồi cơm điện, ....

- Hoạt động của băng kép (nguyên tắc hoạt động của băng kép):Dựa trên sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

b,

- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.

- Cấu tạo: Bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ.

- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

* Các loại nhiệt kế mà em biết: nhiệt kế rượu, nhiệt kế ý tế, nhiệt kế thủy ngân,...

Câu 4:

- Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đá đang tan là $0^{o}$ C, của hơi nước đang sôi là $100^{o}$ C.