Câu 1. GHĐ, ĐCNN của thước là gì? Cách đo độ dài? Câu 2. Các dụng cụ đo thể tích chất lỏng? Cách đo thể tích chất lỏng? Câu 3. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước? Câu 4. Khối lượng của 1 vật cho ta biết điều gì? Câu 5. Lực là gì? Thế nào là lực cân bằng? Câu 6. Nêu kết quả tác dụng của lực?

2 câu trả lời

Câu 1.GHĐ ( Giới hạn đo ) : Là độ dài lớn nhất ghi trên thước

ĐCNN ( Độ chia nhỏ nhất ) : Là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

1.Ước lượng độ dài cần đo => Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp

2. Đặt thước và mắt nhìn đúng cách:

+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

3. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Câu 2.Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng thông thường gồm: Ca đong, bình chia độ, can, chai, lọ (ghi sẵn dung tích)… Những dụng cụ đó dùng để đo thể tích trong đời sống như nước mắm, xăng dầu, rượu…

  1. Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.
  2. Lựa chọn bình chia độ có GH và ĐCNN thích hợp, đổ chất lỏng vào bình.
  3. Đặt bình chia độ thẳng đứng.
  4. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình.
  5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

Câu 3.Đo thể tích vật rắn không thấm nước

  1. Dùng bình chia độ + Đổ một lượng chất lỏng có thể tích V1 đủ để nhấn chìm vật rắn, thả chìm vật rắn vào bình chia độ, nước trong bình dâng lên tới thể tích V2. Thể tích của vật bằng: VV=V2−V1.
  2. Dùng bình tràn. Thường sử dụng phương pháp bình tràn khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ

    + Đổ đầy nước vào bình tràn, thả vật rắn vào trong bình tràn, lượng nước tràn ra bằng thể tích của vật.

    + Đo thể tích lượng nước tràn ra => thể tích của vật

    Câu 4.

    + Khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo thành vật đó.

    + Kí hiệu của khối lượng: m

    + Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg).

    Câu 5.Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.Câu 6.

    Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.

    Lưu ý: Lực có tác dụng làm biến đổi chuyển động (ngày cả khi vật đang đứng yên, khi chịu tác dụng của một lực nó bắt đầu chuyển động, thì cũng nói là lực làm biến đổi chuyển động của vật). Nhưng lực không gây ra chuyển động (khi vật đang chuyển động mà không chịu tác dụng của lực nào thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đểu).

    Trong một số trường hợp lực không gây ra chuyển động mà chỉ làm vật biến dạng.

Giải thích các bước giải:

1. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất đc ghi trên thước

ĐCNN của thước là khoảng cách giữa 2 vạch chi liên tiếp trên thước

Cách đo độ dài là:

-Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

-Đặt thước và mắt nhìn đúng cách

-Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định

2. Để đo thể tích chất lỏng cần bình chia độ , ca đong,...

Tiến hành đo:

-ước lượng thể tích cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp

-Đặt bình chi độ theo phương thẳng đứng

-Đặt mắt nhìn thẳng với độ cao chất lỏng

-Đọc số vạch chi mà mực nước chạm tới

33.

a) Thả vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ.Thể tích của vật bằng thể tích nước dâng lên

 b) Khi vật rắn ko lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn.Thể tích của vật bằng thể tích nước tràn ra.

4.Khối lượng của một vật cho ta biết lượng chất tạo thành vật đó 

5.Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia

Hai lực cần bằng là hai lực mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật

6.Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến dạng hay biến đổi chuyển động của vật đó

 Tích 5* cho mình nha