Câu 1: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa hỗn hợp muối FeCl2 , CuSO4 và AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A gồm A. FeO , CuO, BaSO4 B. Fe2O3 và CuO C. FeO, CuO, Al2O3 D. Fe2O3, CuO và BaSO4 Câu 2: Nhận định nào sau đây sai? A. Đồng tan được trong dung dịch HCl. B. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3. C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3. D. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4. Câu 3: Cho các chất : FeCl3, CuSO4, ZnSO4, FeSO4, AgNO3, NaOH, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nguội. Có bao nhiêu chất tác dụng được với sắt A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 4: FexOy tác dụng với dd HNO3, phản ứng xảy ra không phải là phản ứng oxi hóa khử khi FexOy là: A. Fe3O4 hoặc Fe2O3 B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeO Câu 5: Phản ứng sau đây xảy ra ở 25oC : Zn + 2Cr3+ ---> Zn2+ + 2Cr2+ Nhận định nào sau đây đúng ? A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Zn2+. B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hoá yếu hơn Zn2+. C. Zn có tính oxi hoá mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+. D. Zn có tính oxi hoá yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+.
2 câu trả lời
1 D (kết tủa Al2O3 đã tan hết trong kiềm dư)
2 A (Cu đứng sau H)
3 A (FeCl3, CuSO4, AgNO3, HNO3)
4 C (số oxi hoá Fe +3 nên không thể khử)
5 A (chất khử mạnh + chất oxi hoá mạnh -> chất khử yếu + chất oxi hoá yếu)
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm