CÂU 1 : Cho đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” (Trích Đồng chí – Chính Hữu) a, Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?

2 câu trả lời

a) Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu đặc biệt, ( không được cấu tạo theo mô hình cụm C-V )

Tác dụng: Câu thơ ấy như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về tình cảm đồng đội, sự gắn bó của những người lính trong chiến tranh xưa.

Câu 1.

a,

- Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu: câu đặc biệt.Vì câu này không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ mà chỉ gồm có 2 tiếng và một dấu chấm than

- Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên:

+ tạo nốt nhấn cho bài thơ

+ là bản lề kết nối hai đoạn thơ

+ là chủ đề, linh hồn của bài thơ

+ khẳng định và ca ngợi tình cảm lớn lao, mới mẻ của tình đồng chí