Câu 1: Cho 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào 480 ml dung dịch KOH 2,5M. Xác định các chất trong dung dịch sau phản ứng Câu 2: CO2 là chất không duy trì sự cháy thường được nạp vào các bình cứu hỏa. Nhưng khi gặp các đám cháy các vật liệu như cửa nhôm thì người ta không dùng cácbình nén CO2. Giải thích tại sao, viết phương trình minh họa Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế đc 5,95 gam khí amoniac? Biết rằng hiệu suất của phản ứng này là 25%. (các khí đều được do ở điều kiện tiêu chuẩn) mn giải chi tiết giúp em

1 câu trả lời

Câu 1:

Đổi 480 ml = 0,48 l

$n_{KOH}$ = 0,48 . 2,5 = 1,2 (mol)

$n_{CO_{2}(đktc)}$ = $\frac{8,96}{22,4}$ = 0,4 (mol)

Ta có: 

T = $\frac{n_{KOH}}{n_{CO_{2}}}$ = $\frac{1,2}{0,4}$ = 3

⇒ $K_{2}CO_{3}$ 

Câu 2:

Vì Al là kim loại có tính khử cao, khi tác dụng với khí $CO_{2}$  trong điều kiện đang cháy sẽ khiến cho cacbon trong khí $CO_{2}$ bị khử tạo ra oxit kim loại và muội than. Do đó, cửa hay các vật liệu làm bằng Nhôm đang cháy mà gặp phải khí $CO_{2}$ thì không những không tắt mà còn bùng cháy to hơn.

PTPƯ minh họa:

4Al + 3$CO_{2}$ $\xrightarrow{t°}$ 3C + 2$Al_{2}O_{3}$ 

Câu 3:

$n_{NH_{3}}$ = $\frac{5,95}{17}$ = 0,35 (mol)

Đặt x là số mol của Nito ban đầu

PTPƯ:           $N_{2}$ + 3$H_{2}$ $\xrightarrow{t°}$ 2$NH_{3}$ 

Ban đầu           x       3x

Phản ứng     0,175  0,525      0,35     (mol)

Theo đề ta có: $\frac{0,175}{x}$.100% = 25%

⇔ x = 0,7 (mol)

→ $n_{H_{2}}$ = 3.0,7 = 2,1 (mol)

Thể tích khí Nito cần dùng là: 0,7 . 22,4 = 15,68 (l)

Thể tích khí Hidro cần dùng là: 2,1 . 22,4 = 47,04 (l)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm