Câu 1. Cặp NST tương đồng là A. 2NST chị em sinh ra trong quá trình nhân đôi của NST. B. 2NST kép dính nhau ở tâm động. C. 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và trình tự các gen nhưng khác nhau về nguồn gốc. D. 2NST giống nhau về hình dạng, kích thước và nguồn gốc. Câu 2. Nhận định nào sau đây là đúng? Trong quá trình giảm phân… A. Các cặp NST tương đồng tập trung thành 2 hàng dọc ở kì giữa II. B. Các NST trong cặp tương đồng phân li ở kì sau II. C. Sự trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu I. D. Các NST tương đồng bắt cặp trong suốt kì đầu II. Câu 3. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo không có vai trò nào sau đây? A. Dẫn đến sự thay đổi vị trí các gen trên cặp NST tương đồng. B. Đảm bảo quá trình giảm phân diễn ra bình thường. C. Góp phần dẫn đến hiện tượng biến dị tổ hợp. D. Là cơ chế chủ yếu của hiện tương đột biến gen Câu 4.Sự kiện nào sau đây của quá trình giảm phân giúp ta có thể phân biệt nó với quá trình nguyên phân? A. Kiểu tập trung của các NST ở kì giữa của giảm phân I. B. Sự tổ hợp tự do của các NST. C. Sự phân li của NST. D. Sự tự nhân đôi của NST Câu 5. Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến cấu trúc NST. C. Biến dị tổ hợp. D. Đột biến gen. Câu 6.. Trong giao tử của mỗi loài A. Chứa toàn bộ bộ NST lưỡng bội của loài. B. Chỉ chứa các NST giới tính. C. Chỉ chứa các NST thường. D. Chỉ mang một NST của mỗi cặp tương đồng. Câu 7. Quá trình giảm phân tạo ra A. Các tế bào con khác nhau về số lượng nhưng giống nhau về cấu trúc NST. B. Các tế bào con khác nhau về số lượng và cấu trúc NST. C. Các tế bào con giống hệt nhau về số lượng và cấu trúc NST. D. Các tế bào con giống nhau về số lượng nhưng khác nhau về cấu trúc NST Câu 8. Trong giảm phân, sự nhân đôi của NST … A. Chỉ diễn ra ở kì trung gian của lần phân bào II. B. Diễn ra ở kì trung gian của cả 2 lần phân bào. C. Diễn ra ở kì trước I của quá trình phân bào. D. Chỉ diễn ra ở kì trung gian của lần phân bào I Câu 9. Trong sinh sản hữu tính ở động vật, các giao tử được sản sinh bởi quá trình nào? A. Chu kì tế bào. B. Thụ tinh. C. Nguyên phân. D. Giảm phân Câu 10. Bộ NST trong các tinh bào bậc I là A. 1n kép. B. 1n đơn. C. 2n đơn. D. 4n đơn Câu 11. Hai NST trong cặp tương đồng có… A. Trình tự sắp xếp các gen khác nhau. B. Hình dạng khác nhau. C. Kích thước khác nhau. D. Nguồn gốc khác nhau. Câu 12. Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb.Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ? A. Trong giảm phân I, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân II, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân I, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

2 câu trả lời

Câu 1: C

Cặp NST tương đồng là 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và trình tự các gen nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Câu 2: C

Sự trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu I.

Câu 3: D

Trao đổi chéo không làm xuất hiện đột biến gen.

Câu 4: A

Tại kì giữa I, NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào trong khi ở nguyên phân chúng chỉ tập trung thành 1 hàng.

Câu 5: C

Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.

Câu 6: D

Trong giao tử của mỗi loài chỉ mang một NST của mỗi cặp tương đồng.

Câu 7: D

Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con giống nhau về số lượng nhưng khác nhau về cấu trúc NST.

Câu 8: D

Trong giảm phân, sự nhân đôi của NST chỉ xảy ra 1 lần tại kì trung gian của lần phân bào I.

Câu 9: D

Trong sinh sản hữu tính ở động vật, các giao tử được sản sinh bởi quá trình giảm phân.

Câu 10: C

Bộ NST trong các tinh bào bậc I là 2n đơn.

Câu 11: D

Hai NST trong cặp tương đồng có nguồn gốc khác nhau.

Câu 12: C

- Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li tạo ra giao tử có kiểu gen $X^{b}X^{b}$. 

- Bố giảm phân bình thường tạo ra giao tử $X^{B}$. 

- Giao tử $X^{b}X^{b}$ của mẹ kết hợp với giao tử $X^{B}$ tạo ra hợp tử mang NST giới tính $X^{B}X^{b}X^{b}$.

Câu 1: Cặp NST tương đồng là:

⇒ C. 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và trình tự các gen nhưng khác nhau về nguồn gốc

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

⇒ C. Sự trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu I

Câu 3: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo không có vai trò nào sau đây?

⇒ D. Là cơ chế chủ yếu của hiện tương đột biến gen

Câu 4: Sự kiện nào sau đây của quá trình giảm phân giúp ta có thể phân biệt nó với quá trình nguyên phân?

⇒ A. Kiểu tập trung của các NST ở kì giữa của giảm phân I

Câu 5: Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các:

⇒ C. Biến dị tổ hợp

Câu 6: Trong giao tử của mỗi loài:

⇒ D. Chỉ mang một NST của mỗi cặp tương đồng

Câu 7: Quá trình giảm phân tạo ra:

⇒ D. Các tế bào con giống nhau về số lượng nhưng khác nhau về cấu trúc NST

Câu 8: Trong giảm phân, sự nhân đôi của NST:

⇒ D. Chỉ diễn ra ở kì trung gian của lần phân bào I

Câu 9: Trong sinh sản hữu tính ở động vật, các giao tử được sản sinh bởi quá trình nào?

⇒ D. Giảm phân

Câu 10: Bộ NST trong các tinh bào bậc I là:

⇒ C. 2n đơn

Câu 11: Hai NST trong cặp tương đồng có:

⇒ D. Nguồn gốc khác nhau

Câu 12: Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen `X^BX^b`, bố có kiểu gen `X^BY` sinh được con gái có kiểu gen `X^BX^bX^b`.Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ?

⇒ C. Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường