Câu 1: Các nước nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc Á? A. Hồng Công, Đài Loan. B. Triều Tiên, Hàn Quốc. C. Thái Lan, Ấn Độ. D. Nhật Bản, Trung Quốc. Câu 2: Sự kiện nào sau đây thể hiện sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Nước CHND Trung Hoa ra đời và sự chia cắt bán đảo Triều Tiên thành 2 nhà nước đối lập. B. Nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản. C. Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông và Ma Cao. D. Sự ra đời của nước CHDCND Triều Tiên. Câu 3: Đặc điểm chung về lịch sử của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đông dân và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. đã giành được độc lập, chủ quyền. Câu 4: Nửa sau thế kỷ XX, kinh tế Đông Bắc Á tăng trưởng nhanh chóng với nhiều biểu hiện. Biểu hiện nào sau đây không đúng? A. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành ba “con rồng” kinh tế châu Á. B. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. C.Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. D.Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành siêu cường thế giới Câu 5: Đặc điểm nào sau đây phản ánh đúng nhất về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong nhửng năm 80 – 90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI? A. mạnh mẽ, thần kì. B. đứng hàng thứ nhất thế giới. C. đứng hàng thứ hai thế giới. D. nhanh và cao nhất thế giới. Câu 6: Kết quả quan trọng nhất của cuộc nội chiến Quốc – Cộng diễn ra ở Trung Quốc từ năm 1946 – 1949 là A. Quốc dân đảng thất bại, Tưởng Giới Thạch phải chạy ra Đài Loan. B. Đảng cộng sản Trung Quốc đã giành được ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. C. chấm dứt mâu thuẫn giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản. D. dẫn đến sự ra đời của nước CHND Trung Hoa. Câu 7: Ý nghĩa quốc tế to lớn của sự thành lập nước CHND Trung Hoa ngày 1 – 10 – 1949 là A. chấm dứt ách thống trị của đế quốc. B. mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, đi lên CNXH. C. ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới. D. xóa bỏ tàn dư phong kiến. Câu 8: Công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc được bắt đầu từ khi nào và người khởi xướng là ai? A. Tháng 12/1978 – Đặng Tiểu Bình. B. Tháng 9/1982 – Mao Trạch Đông. C. Tháng 10/1987 – Đặng Tiểu Bình. D. Tháng 12/1987 – Mao Trạch Đông. Câu 9: Nội dung cơ bản nhất trong chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc thực hiện từ năm 1978 đến nay là A. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, đồng thời tiến hành cải cách và mở cửa. B. tập trung xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. C. chú trọng cải cách hệ thống pháp luật nhằm thu hút đầu tư bên ngoài. D. thực hiện mở cửa với bên ngoài trên mọi phương diện. Câu 10: Đánh giá nào sau đây không đúng về thành tựu cải cách và mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. B. Vai trò và vị thế của Trung Quốc ngày càng cao trên trường quốc C. Biến Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế thế giới. D. Trung Quốc trở thành cường quốc về công nghệ phần mềm. Câu 11: Chính sách đối ngoại nào sau đây không phải là thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay? A. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới B. Vai trò và địa vị quốc tế được nâng cao. C. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao. D. Trung Quốc thể hiện thái độ “nước lớn” trong quan hệ với các nước Đông Nam Á. Câu 12: Ba “con rồng” kinh tế của khu vực Đông Bắc Á là A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan. B. Hàn Quốc, Hồng Công, Singapo. C. Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản. D. Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Câu 13: Sự kiện nào thể hiện rõ nhất sự đối đầu của trật tự hai cực Ianta ở khu vực Đông Bắc Á? A. Sự xuất hiện của hai nước CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc (1948). B. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa (1949). C. Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). D. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản.
2 câu trả lời
câu 1 là c
câu 2 là c
câu 3 là b
câu 4 là c
câu 5 là b
câu 6 là b
câu 7 là b
câu 8 là a
câu 9 là a
câu 10 là d
câu 11 là a
câu 12 là c
câu 13 là c
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm